Dịch vụ thuê CNTT: Chạy đua công nghệ giữa “nội” và “ngoại”

10:42, 17/11/2014
|

(VnMedia) - Việc Chính phủ khuyến khích các cơ quan nhà nước thuê ngoài dịch vụ CNTT không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra thách thức, buộc các doanh nghiệp “nội” chạy đua công nghệ để giành thị trường với các doanh nghiệp ngoại.

>> Thúc đẩy phát triển ngành CNTT bằng dịch vụ thuê ngoài IT

Chạy đua công nghệ

Hiện tại, xu hướng công nghệ trên thế giới đang tập trung vào các mảng: Cloud (đám mây), Big Data (dữ liệu lớn), Mobile (di động), Social (mạng xã hội) và Security (bảo mật).Tất cả các xu hướng mới (công nghệ hay dịch vụ) bao giờ cũng xuất phát ở các nước phát triển. Dịch vụ thuê ngoài cũng tương tự như vậy, được hình thành ở các nước phát triển khi họ đã đạt tới trình độ quản lý cao, độ văn minh cao. Khi ấy, họ mới nhận thức ra được sự lãng phí và nảy sinh nhu cầu tối ưu quy trình. Một trong những biện pháp để tối ưu chính là thuê ngoài.

Chính vì vậy, các công ty toàn cầu phần lớn có uy tín và lịch sử tồn tại rất lâu đời, họ có lợi thế mang kinh nghiệm và công nghệ mới từ các nước khác đến Việt Nam nên có tầm nhìn rộng hơn. Đặc biệt, các hãng tự sản xuất ra thiết bị nên họ có thể xử lý tất cả sự cố và hiểu sâu sắc nhất các tính năng cũng như những gì xảy ra với thiết bị của họ. Đây được coi là lợi thế lớn của các doanh nghiệp ngoại khi nhảy vào thị trường Việt Nam.

Ảnh minh họa


Trong khi đó, các doanh nghiệp CNTT trong nước có lợi thế về sự am hiểu yêu cầu môi trường khách hàng, văn hóa phục vụ với các dịch vụ cơ bản và lợi thế về chi phí hoạt động thấp. Những khách hàng không cần một hệ thống CNTT lớn với chất lượng dịch vụ quá cao có thể tìm tới các DN này để tiết kiệm chi phí. Một số DN Việt Nam có mạng lưới bán hàng rộng, có thể phục vụ các đối tượng khách hàng dù nhỏ nhất ở các vùng, các xã, huyện xa xôi…

Song để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại và gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực này, các nhà cung cấp dịch vụ CNTT tại Việt Nam cần phải nắm bắt và triển khai những xu thế công nghệ mới. Bởi chỉ như vậy mới tránh được trường hợp cho thuê công nghệ lỗi thời, thời gian tái sử dụng công nghệ đó để cho thuê là không có, dẫn tới việc không có lợi nhuận.

Nhưng bên cạnh việc chạy đua công nghệ mới, các chuyên gia cho rằng, việc các DN trong nước và DN nước ngoài kết hợp, hỗ trợ cho nhau để cùng nâng cao chất lượng là việc cần làm trong gian đoạn hiện nay.

Điển hình nhất chính là Công ty cổ phần Dịch vụ Số liệu Toàn cầu (GDS) - một công ty liên doanh giữa Tập đoàn VNPT, nhà cung cấp Viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, và Tập đoàn Viễn thông khổng lồ NTT (Nhật Bản). GDS thấu hiểu những thách thức mà khách hàng đối mặt khi phải liên tục vận hành và quản trị hệ thống CNTT theo kịp với hoạt động kinh doanh. Công ty cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu chất lượng cao bằng hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, công nghệ điều hành, kỹ thuật tiên tiến của NTTCom toàn cầu giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách hàng.

Ảnh minh họa
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng tới thăm quan trung tâm dữ liệu của GDS.

Doanh nghiệp “nội” tham gia cuộc chơi

Hiện tại, thị trường thuê ngoài dịch vụ CNTT tại Việt Nam còn rất nhỏ bé. Các doanh nghiệp đang hình thành theo 3 hướng: Thứ nhất là Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống CNTT, quản trị mạng. Theo một số chuyên gia, đây đang là lĩnh vực có quy mô lớn nhất, cỡ 4000-5000 tỷ đồng/năm, trong đó chủ yếu là bảo trì, bảo dưỡng hệ thống ATM, POS, hệ thống máy chủ lớn, hệ thống lưu trữ, hệ thống mạng và bảo mật; Hướng thứ hai là dịch vụ quản trị hệ thống Ứng dụng CNTT lớn như vận hành, quản trị, hỗ trợ các hệ thống Core Banking cho ngân hàng, hệ thống Thuế thu nhập cá nhân, hệ thống cấp phát ngân sách, kho bạc quốc gia TABMIS; Thứ ba là dịch vụ cho thuê phần mềm trên đám mây (Các phần mềm kế toán, ERP, quản lý bán hàng, quản lý khách sạn, bệnh viện....).

Việt Nam được nhận định là có đầy đủ điều kiện tốt để triển khai rộng rãi mô hình này, vì nền CNTT Việt Nam đang phát triển vượt trên trình độ phát triển chung của nền kinh tế. Thậm chí một số chuyên gia còn đánh giá độ sẵn sàng của Việt Nam còn cao hơn nhiều nước có cùng chỉ số phát triển kinh tế như GDP.

Hầu hết các đại gia công nghệ của Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel, CMC... đều đã tham gia vào thị trường này, tuy nhiên, quy mô đầu tư chưa thực sự lớn. Song các doanh nghiệp CNTT Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để cung cấp hầu hết các dịch vụ CNTT, từ phần cứng và thiết bị, đến các phần mềm ứng dụng. Cách thức cung cấp có thể theo cả hai cách: Cho thuê thiết bị mang đến tận nơi khách hàng sử dụng; và Cung cấp theo công nghệ Điện toán đám mây.

Hình thức theo công nghệ điện toán đám mây bao gồm 3 loại dịch vụ: Thuê hạ tầng như máy chủ và trang thết bị; Thuê nền tảng (Platform as a Service) gồm hạ tầng, máy chủ đã có sẵn các phần mềm hệ thống; và loại thứ 3 là phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service).
Hiện mảng cung cấp dịch vụ cho thuê phần cứng, hạ tầng Internet đã có các tập đoàn lớn như VNPT..., đã tham gia cung cấp cho một số cơ quan trọng yếu của Quốc hội và Chính phủ.

Cung cấp dịch vụ cho thuê phần mềm đã có MISA, Fast... và nhiều công ty cung cấp dịch vụ website. Rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ Internet bao gồm cho thuê máy chủ và trang thiết bị, thuê chỗ trên data center…Trung tâm dữ liệu của GDS với diện tích hơn 6000m2 được đánh giá cung cấp một môi trường IT tốt nhất trên thị trường công nghệ thông tin đang phát triển của Việt Nam. Với dịch vụ trọn gói cho việc kết nối từ địa điểm của khách hàng tới các địa điểm khác trên toàn quốc và ra toàn cầu, GDS cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp cho toàn bộ hệ thống IT của khách hàng.

Nhiều công ty ở Viêt Nam lựa chọn sử dụng dịch vụ IaaS (Dịch vụ Data center trọn gói). Một khách hàng lâu năm của GDS cho biết: “Mặc dù có khá nhiều sự lựa chọn nhưng chúng tôi đã bị thuyết phục bởi các dịch vụ của GDS với tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế. Hơn nữa, tôi rất ấn tượng với hệ thống an ninh nhiều cấp của GDS DC, với máy sinh trắc học mao mạch bàn tay để kiểm soát ra vào. Tôi đã cảm nhận được rằng hệ thống server của chúng tôi sẽ được chăm sóc bởi một dịch vụ tốt và chuyên nghiệp. Chính vì vậy, chúng tôi đã định chuyển server từ Singapore về Hà Nội, đặt tại DC của GDS”.

“Hơn nữa, GDS đã thực hiện rất tốt công việc hỗ trợ khách hàng ở cấp độ cao, hỗ trợ xử lý sự cố rất nhanh. Có lần chúng tôi gặp phải rắc rối đối với spam mail, hay lần khác là vấn đề với truy cập website, đích thân giám đốc DC đã liên lạc với tôi để phối hợp xử lý sự cố. GDS luôn thực hiện những gì họ đã hứa, luôn đúng hẹn và rất chuyên nghiệp”, vị khách này chia sẻ thêm.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Số liệu Toàn cầu (GDS) là liên doanh giữa Công ty Thông tin NTT Nhật Bản (NTTCom) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). GDS được thành lập năm 2008, hiện đang vận hành và khai thác Trung tâm dữ liệu công nghệ tiên tiến hàng đầu Nhật Bản với tiêu chuẩn quốc tế Tier-3, TIA-942 và được cấp chứng nhận ISO27001 về an toàn an ninh thông tin. Trung tâm dữ liệu GDS cung cấp các dịch vụ IT đa dạng, tư vấn thiết kế cấu trúc mạng theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng và giúp khách hàng giảm thiểu chi phí đầu tư. GDS xây dựng quy trình tiêu chuẩn cho việc cung cấp dịch vụ được vận hành 24hx365 ngày bởi đội ngũ các kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên nghiệp nhằm đem đến mức độ thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ Số liệu Toàn cầu (GDS)
Trụ sở: P722, Tầng 7, Tòa nhà HITC, 239 đường Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Tel: (84-4) 3562 6996
Fax: (84-4) 3562 6998

Email: sales@gds.vn
Websiste:
http://gds.vn/


Tuệ Minh

Ý kiến bạn đọc