Cơ hội phát triển thẻ tín dụng tại Đông Nam Á rất lớn

07:27, 23/07/2014
|

(VnMedia) - Các công ty thẻ tín dụng đang khai thác các thị trường ở Đông Nam Á, nơi sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy việc mở rộng của các hệ thống thanh toán điện tử - và cho phép người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn những gì họ có trong ngân hàng.

 

Tháng 6 vừa rồi, MasterCard đã cho mặt hệ thống đầu đọc thẻ POS tại chợ Bến Thành, trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại ở phía nam của Việt Nam. Hệ thống đầu đọc POS là hệ thống thanh toán điện tử đầu tiên xuất hiện tại khu chợ 100 năm tuổi này.

 

Những tiểu thương được trang bị đầu đọc POS có thể sử dụng chúng bằng cách gắn các đầu đọc vào những chiếc điện thoại thông minh của họ. Mặc dù tiền mặt vẫn là hình thức chi phối thị trường thanh toán nhưng Arn Vogels, người giám sát các hoạt động của MasterCard tại thị trường châu Á, mong rằng dịch vụ đầu đọc thẻ di động sẽ thúc đẩy sự phát triển của thanh toán không dùng thẻ tại Việt Nam.

 

Euromonitor International, viện nghiên cứu của Anh, ước tính rằng số lượng thẻ thẻ tín dụng được phát hành ở Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam sẽ tăng lên từ 61.5 triệu vào năm 2013 lên 77 triệu thẻ vào năm 2018.


 Ảnh minh họa

Nhật Bản có dân số vào khoảng 126 triệu người, có khoảng 300 triệu thẻ đã được phát hành. Tổng dân số của 6 quốc gia Đông Nam Á ở mức 600 triệu. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của thị trường thẻ tín dụng tại khu vực này.

 

Theo nhiều nghiên cứu, những chiếc thẻ tín dụng sẽ phát huy tác dụng tốt khi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người đạt ngưỡng 3000 USD. Trong 6 quốc gia, Singapore là nước dẫn đầu với 50.000 USD. Malaysia đạt hơn 10.000 USD. Thái Lan là quốc gia vừa đạt ngưỡng 5000 USD và thẻ tín dụng đang dần trở nên phổ biến hơn bên ngoài các thành phố phát triển.

 

GDP trên đầu người của Myanmar vào khoảng gần 1000 USD. Tuy nhiên, việc tập đoàn Visa xâm nhập thị trường này vào mùa hè 2012 đã khiến các nhà phát hành thẻ nhựa khác làm theo. Phần lớn thẻ tín dụng tại quốc gia này được sử dụng bởi người nước ngoài, nhưng chính phủ đang dự định cho phép các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho người tiêu dùng thông thường vào cuối năm nay. Mục đích của kế hoạch này là để xây dựng cơ sở dữ liệu người sử dụng thẻ của Myanmar .

 

MasterCard và Visa chịu trách nhiệm cho hơn 90% thẻ được phát hành ở Đông Nam Á. Mặc dù hai công ty đã xây dựng được một nền móng vững chắc tại khu vực này, tuy nhiên việc sử dụng thẻ tin dụng lại chưa được phổ biến. Vogel nói: “Khả năng chấp nhận thay đổi kém là một trong những yếu tố chính kìm hãm sự phát triển của thanh toán điện tử.” Mong rằng, trong tương lai gần, hệ thống đầu đọc thẻ POS và các công cụ khác sẽ góp phần thay đổi vấn đề này.

 

Marketing là một yếu tố khác. Visa, nhà tài trợ chính thức cho World Cup, đã triển khải một chiến dịch với một đối tác Việt Nam, ngân hàng Vietcombank trong suốt thời gian diễn ra giải đấu. Chiến dịch đăng các quảng cáo sử dụng chú tê tê Fuleco, linh vật chính thức của nước chủ nhà Brazil . Nước chủ nhà đã kiếm được khoảng 170 triệu USD nhờ bán quyền tài trợ.

 

JCB, công ty thẻ Nhật Bản lại đang nhằm vào những quốc gia kém phát triển hơn trong khu vực. Vào tháng 2 vừa qua, công ty đã bắt đầu phát hành thẻ tín dụng thông qua thỏa thuận hợp tác với ngân hàng Phongsavanh của Lào. JCB mong muốn rằng họ sẽ dành được khoảng 10% thị phần thẻ tín dụng tại Lào bằng việc xây dựnghình ảnh tin cậy về một thương hiệu Nhật Bản. Công ty này cũng dự định sẽ tham gia vào thị trường Cam pu chia vào năm sau.

 

China UNI0NPay đang tìm cách khái thác số lượng ngày càng tăng du khách Trung Quốc đến Đông Nam Á. Ở Cam pu chia, công ty này đang hướng tới các khách sạn, nhà hàng, với hy vọng rằng khách thăm quan Angko Wat và những thắng cảnh khác sẽ sử dụng dịch vụ thẻ UNI0NPay. Nhà phát hành thẻ debit này vừa hợp tác với một ngân hàng Cam pu chia khác để cho phép các chủ thẻ UNI0NPay có thể rút tiền mặt tự hệ thống ATM trên toàn quốc.

 

Tại khu vực Đông Nam Á, Thẻ debit - loại thẻ cho phép người sử dụng có thể rút tiền trực tiếp ngay từ tài khoản ngân hàng của họ, thậm chí còn phổ biến hơn cả thẻ tín dụng. Vào năm 2012, đã có khoảng 220 triệu thẻ debit được sử dụng tại 5 quốc gia Đông Nam Á – nhiều hơn 4 lần tổng số lượng thẻ tín dụng.

 

Tại Singapore , thẻ ATM được phát hành bởi các ngân hàng địa phương được sử dụng như thẻ debit. Hệ thống được vận hành bởi NETS (Netword for Electronic Transfers), được thành lập bởi các ngân hàng lớn của Singapore sau khi chính phủ quyết định đẩymạnh thanh toán điện tử. NETS , nhờ vào việc không áp dụng một mức thu nhập tối thiểu nào, đang trở thành một công cụ thanh toán vô cùng phổ biến tại Singapore .

 

Thẻ tín dụng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cuối năm vừa qua, chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh giới hạn đối với số lượng tài khoản tín dụng và thẻ tín dụng một người có thể sở hữu, dựa trên độ tuổi và thu nhập. Một vài người tiêu dùng còn tích trữ thẻ. Chính phủ Indonesia đã hành động để ngăn chặn việc người dân phải chịu gánh nặng từ những khoản nợ, nhưng điều này trở thành một vấn đề đối với ngành công nghiệp thẻ khi mà những quy định tương tự ở những nơi khác sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín dụng.


Phan Lê - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc