Bài viết dưới đây của Báo điện tử Chính phủ đã trích dẫn lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tại Hội nghị triển khai kế hoạch của Tập đoàn VNPT: "Tái cơ cấu DNNN là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các DNNN, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ"...
Tách Mobifone thành doanh nghiệp độc lập
Vấn đề được mọi người quan tâm, thảo luận là phương án nào, tách Vinaphone hay Mobifone ra khỏi VNPT và cổ phần hóa, sẽ mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích hơn cho doanh nghiệp và đất nước?
Về vấn đề này, ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc cổ phần hóa Vinaphone sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định giá doanh nghiệp, bởi đây vốn là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, tài sản vốn có nhiều đan xen cùng hệ thống VNPT địa phương. Thêm nữa, Vinaphone chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh doanh độc lập, chưa từng quản lý một mạng thông tin di động hoàn chỉnh, toàn bộ hệ thống bán hàng, cung cấp dịch vụ cũng dựa vào lực lượng và cơ sở vật chất của các VNPT tỉnh, thành phố là chủ yếu. Do đó việc tách Vinaphone ra khỏi Tập đoàn để thành lập một doanh nghiệp viễn thông mới, độc lập, có sức vươn, cạnh tranh ngang bằng với Mobifone và Viettel sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khả năng thành công không cao. Còn Mobifone đã và đang là doanh nghiệp hạch toán độc lập với Tập đoàn mẹ (VNPT), có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh độc lập, hiệu quả; có hệ thống các kênh phân phối bán hàng, điều hành kinh doanh riêng, chuyên nghiệp… nên ngay sau khi tách, Mobifone chắc chắn vẫn hoạt động như một doanh nghiệp độc lập hoàn chỉnh, hứa hẹn sẽ trở thành một Tổng công ty Viễn thông mạnh, hoạt động hiệu quả, có năng lực canh tranh cao. Hơn nữa, thương hiệu Mobifone vốn có uy tín, được đánh giá cao, nên khi thực hiện cổ phần hóa sẽ có sức hút đối với các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng kinh tế, mang lại lợi ích cao hơn cho Nhà nước và bản thân doanh nghiệp.
Trong thực tế thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Mobifone đã có thời gian được xem xét định giá để cổ phần hoá. Việc điều chuyển một số bộ phận kinh doanh chưa hiệu quả của VNPT sang Tổng công ty Viễn thông Mobifone sau khi tái cơ cấu cũng sẽ làm cho bức tranh tài chính của VNPT thêm rõ ràng và minh bạch. Đồng thời khi phải hoạt động dưới sức ép cạnh tranh với hai “ông lớn” là Mobifone và Viettel, VNPT buộc phải tiến hành nâng cao năng lực quản trị, sức cạnh tranh, tất yếu dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thông tin di động và các dịch vụ viễn thông khác.
Trong bức tranh tổng thể, việc thực hiện tái cơ cấu VNPT theo hướng tách và thành lập Tổng công ty Mobifone góp phần tạo nên một thị trường viễn thông, với môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột doanh nghiệp có tiềm lực và quy mô lớn là VNPT, Viettel và Mobifone, không những làm chủ thị trường trong nước mà còn dư sức vươnthế giới, phù hợp với Quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012. Tất cả những điều trên đã được đặt ra và xem xét cẩn trọng, thấu tình, đạt lý. Nội dung dự thảo lần cuối Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT đã đề xuất phương án tách Mobifone ra khỏi VNPT, thành lập Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Tạo đột phá trong thị trường viễn thông
Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015” đã đặt ra mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và giải pháp cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2015.
Triển khai Quyết định trên, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT giai đoạn 2013-2015”, theo đó sẽ tách một trong hai mạng thông tin di động hiện nay của VNPT ra khỏi Tập đoàn, tuân thủ đúng quy định về sở hữu chéo của pháp luật về viễn thông, được ghi trong Điều 17 Luật Viễn thông và Điều 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
Trao đổi với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TTTT, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son cho biết: Việc tái cơ cấu Tập đoàn VNPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi quá trình cổ phần hóa DNNN theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình xây dựng Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT, Bộ đã tập trung phân tích, đánh giá thận trọng, khoa học các phương án, trên cơ sở phát huy cao độ trách nhiệm, trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong các đơn vị thành viên và trong Ban Lãnh đạo của Tập đoàn VNPT, cùng sự đóng góp tâm huyết, sâu sắc của các cán bộ lão thành trong ngành và các chuyên gia. Đồng thời, trong cả quá trình xây dựng Đề án, Bộ TTTT luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Chính phủ, trực tiếp là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đến nay, sau nhiều bước tiếp thu, chỉnh sửa, Đề án đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
“Khi thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn VNPT xong, chắc chắn thị trường viễn thông Việt
Triển khai Quyết định trên, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT giai đoạn 2013-2015”, theo đó sẽ tách một trong hai mạng thông tin di động hiện nay của VNPT ra khỏi Tập đoàn, tuân thủ đúng quy định về sở hữu chéo của pháp luật về viễn thông, được ghi trong Điều 17 Luật Viễn thông và Điều 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
|
Ý kiến bạn đọc