(VnMedia) - Thông tin chia sẻ tại hội thảo “Triển khai IPv6 tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, doanh nghiệp sản xuất thiết bị và phần mềm” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, cho thấy, việc triển khai IPv6 trong cộng đồng và các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số của Việt Nam còn rất hạn chế.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng tại Hội thảo, trong giai đoạn chuẩn bị triển khai IPv6 tại Việt Nam vừa qua, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đã tương đối sẵn sàng cho việc chuyển đổi từ mạng Internet truyền thống IPv4 sang công nghệ IPv6. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang IPv6 của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, các nhà sản xuất thiết bị cả phần cứng, phần mềm còn gặp nhiều khó khăn.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển, tài nguyên IPv4 chuyển sang giai đoạn cạn kiệt đầu tiên trên thế giới. Do vậy, các quốc gia thử nghiệm triển khai IPv6 từ rất sớm. Với Việt
Cho tới thời điểm này, tất cả các doanh nghiệp Internet từng bước chuẩn bị các điều kiện cần thiết về kế hoạch, nhân lực và kỹ thuật để triển khai IPv6 tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Internet có cung cấp hạ tầng mạng hoàn thành việc thử nghiệm IPv6. Các mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được đấu nối thử nghiệm và sẵn sàng cho việc chuyển đổi sang IPv6.
Ngày 6/5/2013, mạng IPv6 quốc gia chính thức được khai trương, IPv6 đã hiện diện cùng IPv4 trên mạng Internet Việt
Theo VNNIC, mức độ ảnh hưởng các hoạt động về IPv6 của các doanh nghiệp còn chưa đồng đều, nhất là chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung. Tính đến nay mới có 20 chủ website, 35 website .vn triển khai IPv6 và 6 nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ IPv6 trong đó có VNPT Technology.
Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng mạng lưới IPv6, triển khai sâu rộng từ các nhà sản xuất thiết bị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp phần mềm, nội dung số. Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh hơn công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn, chi tiết hơn đến các quy chẩn kỹ thuật áp dụng cho thiết bị đầu cuối; Tiếp tục thúc đẩy IPv6, thực hiện tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai; Tạo chính sách, cơ chế truyền thông, đào tạo nhằm thúc đẩy toàn diện triển khai IPv6 tới người sử dụng cuối.
Ý kiến bạn đọc