Điện thoại sẽ vượt TV để "thống trị" thế giới?

06:50, 10/12/2012
|

(VnMedia) - Điện thoại di động đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành thiết bị không thể thiếu với nhiều người. Ngoài nghe, gọi, người dùng còn có thể lướt web, duyệt email, làm việc và thậm chí cả xem phim trên “dế”. Vậy điện thoại trong tương lai sẽ mạnh tới mức nào?

Thế chỗ TV

Theo số liệu mới công bố của cơ quan nghiên cứu và tổng hợp số liệu về điện thoại tại San Francisco, người dùng sẽ tiêu tốn thời gian cho điện thoại và máy tính bảng nhiều gấp đôi PC và đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với TV. Với đà tăng trưởng như hiện nay, rất có thể smartphone và tablet sẽ vượt qua TV trở thành thiết bị được ưa chuộng nhất khi rảnh rỗi.

Với xu hướng công nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay thì điều đó hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Bởi vì điện thoại di động ngày càng được tăng cường thêm các tính năng thông minh hơn và tiện dụng hơn.

Thay vì chiếc TV chỉ có thể để một chỗ để xem, với smartphone, người dùng có thể mang đi lại ở khắp mọi nơi. Họ có thể nghe, gọi, xem phim, lướt web, làm việc và xem TV ngay trên một thiết bị “nhỏ bé” trong túi. Điều đó càng trở nên dễ dàng hơn khi các nhà sản xuất đang chạy đua tạo ra những con chip siêu nhanh, loại màn hình siêu nét và nguồn pin “cực trâu”.

Tốc độ xử lý cực nhanh

Có thể hiện giờ smartphone trang bị chip lõi tứ đang là xu hướng chính và đầy mạnh mẽ hiện nay nhưng điều đó sẽ thay đổi. Vì các công ty đang chạy đua nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm mượt mà hơn, màn hình lớn hơn với độ phân giải cao hơn và nguồn pin tốt hơn.

Ảnh minh họa

LG Optimus G - một trong số smartphone đầu tiên trang bị chip lõi tứ của Qualcomm.


Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới - Intel tuy muộn màng gia nhập thị trường di động nhưng đã có những động thái tích cực chạy đua trong phân khúc này. Đại diện của Intle cho biết, công ty đang đẩy mạnh phát triển chip di động nhằm tạo ra những con chip di động cực mạnh và tiến tới tối ưu hóa điện năng để những con chip dùng trên PC cũng có thể sử dụng trên thiết bị di động. Nếu như kế hoạch này thành hiện thực thì ngành công nghiệp di động hứa hẹn sẽ làm “khuynh đảo” hoàn toàn thị trường tính toán trong tương lai.

Tập trung vào nguồn pin

Theo lý thuyết, nhiều lõi hơn đồng nghĩa với việc sẽ ngốn pin nhiều hơn. Do đó các smartphone cấu hình càng “khủng” thì đòi hỏi nguồn pin phải càng lớn.

Những con chip Snapdragon tương lai không chỉ có nhiều lõi CPU trung tâm hơn mà còn giảm thiểu điện năng tiêu thụ của các lõi chính và xử lý các nhiệm vụ cụ thể như quản lý ống kính máy ảnh hoặc kiểm soát các bộ cảm biến, theo Phó Chủ tịch phụ trách quản lý sản phẩm của Qualcomm - Raj Talluri.

Ảnh minh họa

Droid Razr Maxx HD có nguồn pin dung lượng “khủng” nhưng tạo cho điện thoại mập mạp hơn.


“Chúng tôi đảm bảo rằng, người dùng sẽ không phải sạc pin điện thoại mỗi ngày, ngay cả khi họ sử dụng smartphone hàng đầu với camera lớn, Wi-Fi, màn hình lớn và cả năng định vị”, ông Raj Talluri nhấn mạnh.

Qualcomm hy vọng sẽ tạo được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ xử lý. Các nhà sản xuất thiết bị cầm tay đang cố gắng để giảm thiểu tốc độ xử lý với nguồn pin lớn hơn. Điển hình như chiếc Droid Razr Maxx HD của Motorola. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ đóng vai trò chính trong việc tối ưu hóa để cân bằng giữa tốc độ xử lý và nguồn điện tiêu thụ. Bởi vì các nhà sản xuất không thể cứ tăng dung lượng của nguồn pin để đáp ứng bộ xử lý nhiều lõi và màn hình siêu nét. Vì như thế sẽ làm cho “cơ thể” của điện thoại trở nên mập mạp.

Mặt khác, tuy Qualcomm tham gia muộn vào “cuộc chơi” lõi tứ khi LG Optimus G và HTC Droid DNA là hai điện thoại đầu tiên trang bị chip mới nhất của hãng. Nhưng những bộ xử lý lõi đôi của Qualcomm thường có tốc độ xử lý ngang ngửa với các đối thủ cạnh tranh khác và đây là một minh chứng cho thấy không phải nhiều lõi đã nhanh hơn.

Đồ họa tốt hơn

Rất giống với ngành công nghiệp máy tính, ngành công nghiệp di động cũng đã bắt đầu cuộc cách mạng cải tiến độ phân giải màn hình để xem phim và hiển thị nét hơn.

Năm 2013, khoảng cách giữa các game chơi trên điện thoại di động và bộ điều khiển game bằng tay sẽ biến mất hoàn toàn. Bởi vì, ngành công nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng sang màn hình độ phân giải cao và một trong số thông số nói tới là mật độ điểm ảnh. Apple đã bắt đầu xu hướng này khi tập trung đưa ra thị trường các sản phẩm trang bị màn hình hiển thị võng mạc siêu nét và các nhà sản xuất khác cũng bắt đầu nhấn mạnh vào độ phân giải của màn hình khi tung sản phẩm ra thị trường. Màn hình Droid DNA có mật độ điểm ảnh 440ppi trong khi đó màn hình hiển thị võng mạc của Apple là 326ppi.
Ảnh minh họa

Màn hình Droid DNA có độ phân giải cao hơn cả iPhone 5.



Nhiều điều ảnh hơn có nghĩa là cần bộ xử lý mạnh mẽ hơn để đáp ứng số điểm ảnh tốt hơn. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những cải tiến của hãng hãng sản xuất chip như Qualcomm, Nvidia, Texas Instrument và thậm chí cả Intel.

Ngoài đồ họa, các thiết bị tương lai sẽ có cả khả năng chụp ảnh và chỉnh sửa hình ảnh ngay trên máy tốt hơn hiện nay rất nhiều. Tức là chụp ảnh, quay video và chỉnh sửa video sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn hiện nay rất nhiều.


Tuệ Minh - (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc