(VnMedia) - Theo TS Lê Huy Minh Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, các trận động đất liên tiếp thời gian qua chứng tỏ các đới đứt gãy ở nước ta đang hoạt động mạnh và không loại trừ một chu kỳ động đất mạnh đang lặp lại ở Việt Nam.
Sáng 28/4 vừa rồi, một trận động đất lại tiếp tục xảy ra tại Lai Châu. Đây là trận động đất thứ 3 liên tiếp mạnh trên 3,5 độ Richter và là 1 trong khoảng 10 trận động đất xảy ra tại khu vực Sơn La, Lai Châu chỉ trong quãng thời gian có 4 ngày. Hiện tượng này đã làm nhiều người dân tỏ ra lo ngại và hoang mang.
TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho biết, trước đây Việt Nam đã từng chứng kiến những trận động đất lớn trong lịch sử.
Năm 1935, trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra tại Điện Biên. Năm 1968, trận động đất 5,5 độ richter xảy ra ở Nhã
TS Lê Huy Minh cũng cho biết, các trận động đất này xảy ra cách nhau ở quãng thời gian từ 30 - 40 năm. Trận động đất tại Yên Thế đến nay đã xảy ra được 28 năm. Khoảng thời gian này trùng với chu kỳ nêu trên, các trận động đất này chứng tỏ các đới đứt gãy ở nước ta đang hoạt động mạnh, TS Lê Minh Huy cho biết và không loại trừ chu kỳ động đất mạnh đang lặp lại.
Được biết, để tăng cường năng lực thông tin cảnh báo động đất và sóng thần, Viện Vật lý và Địa cầu đang tiến hành hoàn chỉnh đề án "Tăng cường mạng lưới quan sát động đất báo tin động đất và cảnh báo sóng thần."
Theo đề án, mạng lưới được xây dựng gồm 36 Trạm địa chấn dải rộng kèm theo các thiết bị GPS phân bố khắp cả nước, trong đó khảo sát xây dựng 22 trạm tại vị trí mới. Phương thức truyền số liệu từ các trạm về Viện Vật lý Địa cầu được thực hiện chủ yếu là Internet và vệ tinh.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, ngay cả trên thế giới vẫn chưa có quốc gia nào dự báo chính xác được thời điểm động đất sẽ xảy ra. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân về bản chất, tác hại và phương thức phòng tránh động đất là rất cần thiết.
Đồng thời, khi tiến hành xây dựng các công trình, các đơn vị phải tuân thủ quy phạm thiết kế kháng chấn đã được Bộ Xây dựng soạn thảo và ban hành năm 2006, nhất là các vùng nguy cơ xảy ra động đất mạnh như khu vực Tây Bắc. Tại các khu nhà làm việc, nhà ở cần có những khoảng trống nhất định để mọi người sơ tán, trú tránh khi động đất xảy ra.
Ý kiến bạn đọc