"Đế chế" Apple đang có nguy cơ sụp đổ

21:07, 01/12/2016
|

Dưới thời Steve Jobs, Apple gần như luôn đi trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực phần cứng và trải nghiệm phần mềm. Tuy nhiên, hiện tại sức ảnh hưởng của Apple đang dần bị phai mờ, theo Techcrunch.

Yếu kém trong đổi mới
 
Vào năm 2016, điện thoại Android đã vượt mặt iPhone về công nghệ màn hình độ phân giải cao hơn, camera tốt hơn, tối ưu điện toán đám mây, chống thấm và đón đầu công nghệ thực tế ảo (VR và AR).

Để bây giờ Apple đang phải chạy đua với các đối thủ cạnh tranh, kể cả khi công ty dũng cảm loại bỏ tai nghe (iPhone 7) cũng như các cổng kết nối phổ biến (MacBook Pro).

Android cũng đang chiếm lĩnh thị phần toàn cầu. Các thị trường chính đang đạt đến điểm bão hòa, có nghĩa cơ hội tăng trưởng lớn nhất sẽ thuộc về các nền tảng mới - một lĩnh vực mà Apple vẫn ở phía sau và phải cạnh tranh.
 
Apple luôn là lãnh đạo trong các nền tảng công nghệ mới, từ iPod đến iPhone, sang iPad. Nhưng công ty lại chẳng có gì trong lĩnh vực AR, VR cũng như xe tự hành. Apple được biết là công ty luôn hoàn thiện các sản phẩm ở chất lượng tốt nhất, nhưng nếu họ không gia nhập VR/AR, liệu đó có phải là tốt nhất?
 
Apple Watch thực sự là sản phẩm mới đầu tiên được Apple ra mắt khi không còn Steve Jobs và cũng là thiết bị mở ra xu hướng công nghệ mới. Kể từ đó, các sản phẩm Apple ra mắt kém sôi động hơn, từ những công nghệ Touch Bar cho đến phần mềm đều chưa được đánh giá ở mức cao. Apple TV vẫn chưa thể hỗ trợ 4K khi mà Roku đã hỗ trợ. Còn Siri giờ cũng yếu kém hơn sau khi Google Home và Amazon Alexa ra mắt.

 

Triều đại Apple có nguy cơ sụp đổ - ảnh 2
Mạo hiểm giúp Microsoft đe dọa sự thống trị của Apple Ảnh: AFP

Trong bối cảnh đó, Microsoft lại là công ty có sự đổi mới nhanh chóng dưới sự lãnh đạo của Satya Nadella. Họ chấp nhận những rủi ro trong các lĩnh vực mà Apple không dám mạo hiểm. Họ tung ra HoloLens, làm mới máy tính để bàn với Surface Studio. Nhiều khả năng Microsoft sẽ thực hiện những bước đi táo bạo nữa trong không gian điện thoại di động.

Vật lộn tìm chỗ đứng
 
Apple gần đây được đồn đoán đã sa thải hoặc thuyên chuyển một lượng lớn nhân viên làm việc trong dự án xe tự hành, nhiều khả năng do công ty không thể tìm ra một giải pháp đột phá cho việc phát triển xe tự hành như những gì họ mong chờ.
 
Trong khi đó, một số người cho rằng Apple đang chuyển sự tập trung vào phần mềm. Nếu vậy, nó thậm chí còn tệ hơn, bởi phần mềm Apple đang bị mất dần chỗ đứng. Phiên bản mới nhất cả iMessage và iOS đang cho thấy sự ngây thơ về cách mọi người sử dụng phần mềm. iCloud nổi tiếng là yếu kém. Hơn nữa, văn hóa phát triển phần mềm của Apple đang xuống thấp, bởi các nhóm không được trao đổi với nhau để học hỏi nhau, do đó họ không thể biến Apple thành một công ty phần mềm thực sự.
 
Apple cần một CEO có tầm nhìn xa
 
Để thực sự trở lại, Apple cần một CEO có tầm nhìn xa. Tuy Tim Cook đang làm những công việc tuyệt vời để tăng lợi nhuận và hiệu quả cho công ty, nhưng thực sự ông vẫn chưa cho thấy mình là một nhà lãnh đạo trong đổi mới. Ngược lại, Satya Nadella là CEO có tầm nhìn xa, với minh chứng là đưa Microsoft trở lại trong bối cảnh Steve Ballmer đã mắc nhiều sai lầm.
Triều đại Apple có nguy cơ sụp đổ - ảnh 3
CEO Tim Cook chỉ giỏi kiếm tiền, nhưng yếu kém trong khả năng đổi mới Ảnh: AFP

App Store là thành trì cuối cùng của Apple

App Store là tính năng quan trọng của Apple để giữ iOS tồn tại ngày nay. Quan trọng nhất, những người mua sắm trên App Store là người giàu và đam mê. Mặc dù thị phần iOS tại Mỹ đã giảm 16% kể từ năm 2012 nhưng App Store vẫn mang doanh thu gấp 4 lần so với Play Store.
 
Về lý thuyết, chủ sở hữu iPhone sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thiết bị của họ. Họ có thu nhập để mua sắm ứng dụng nhiều hơn so với người dùng Android vốn có thu nhập thấp
 
Truyền thống điện thoại Android có giá rẻ hơn, nhưng thiếu công nghệ và ứng dụng. Nhưng nếu làm tốt, Android sẽ thu hút những người có tiền, và lúc đó hệ sinh thái Play Store lại trở nên hấp dẫn cho các nhà phát triển. Khi đó Apple sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
 
Theo Thanh Niên

Ý kiến bạn đọc