(VnMedia) - Phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning) là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp nào chậm trễ ứng dụng giải pháp ERP, sẽ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi thế cho đối thủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận với những phần mềm ERP phù hợp nhất với đơn vị mình...
Vì sao cần phải ứng dụng ERP?
Phần mềm ERP đã và đang chứng tỏ là một ứng dụng trực quan, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất, kinh doanh một cách rất hiệu quả. ERP có thể được ứng dụng cho tất cả các loại hình hoạt động của doanh nghiệp, sẽ không quan trọng doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ, công ty nội địa hay đa quốc gia, ERP có thể được coi là phần mềm hiện đại, và là tương lai của môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh hiện đại đã chứng minh được rằng: giải pháp phần mềm ERP phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay các công ty này có xu hướng phát triển và phát triển nhanh chóng, sớm hay muộn thì họ cũng phải cầng để hệ thống ERP, nó cho phép họ kiểm soát qui mô hơn đối với toàn bộ quá trình kinh doanh.
Ứng dụng ERP là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Một doanh nghiệp nếu ứng dụng ngay từ khi quy mô còn nhỏ sẽ có thuận lợi là dễ triển khai và doanh nghiệp sớm đi vào nề nếp. Doanh nghiệp nào chậm trễ ứng dụng giải pháp ERP, doanh nghiệp đó sẽ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi thế cho đối thủ.
Một phần mềm ERP tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự - tiền lương, phần mềm quản trị sản xuất... song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gom tất cả vào chung một gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau.
VNPT ERP: Lựa chọn số một giúp doanh nghiệp thành công!
Nhiều tiện ích là vậy song việc làm sao có thể lựa chọn 1 phần mềm ERP phù hợp nhất với doanh nghiệp lại cũng đóng vai trò rất quan trọng. Mới đây, VNPT VinaPhone đã cung cấp ra thị trường Phần mềm VNPT ERP dành cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp trọn gói, hoặc một số phân hệ đơn lẻ phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh.
VNPT ERP được đánh giá phù hợ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, phân phối, bán buôn, bán lẻ. Là phần mềm Quản trị Doanh nghiệp do VNPT VinaPhone phát triển trên nền tảng công nghệ OpenERP của Odoo gồm 11 phân hệ (module), VNPT ERP đáp ứng nhu cầu quản trị tổng thế hoặc từng phân đoạn tác nghiệp của doanh nghiệp. Phần mềm được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu PostegreSQL, bảo mật SSL, vận hành được trên mạng Internet/WAN/LAN/VLAN.
Các phân hệ (module) trong VNPT ERP gồm: Quản lý Đại hội cổ đông; Quản lý Nhân sự tiền lương; Quản lý Kho; Quản lý Khách hàng; Quản lý Sản xuất; Quản lý Tiến độ dự án; Quản lý Mua hàng; Quản lý Bán hàng; Quản lý Bán lẻ; Quản lý BSC/KPI và cổng thông tin.
Phần mềm VNPT ERP dành cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp trọn gói hoặc một số phân hệ đơn lẻ phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đối tượng chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, phân phối, bán buôn, bán lẻ.
VNPT ERP cung cấp cho doanh nghiệp công cụ quản lý hữu hiệu, giúp quản lý toàn bộ hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp mà vẫn tiết kiệm chi phí. Cụ thể, công nghệ Điện toán đám mây giúp khách hàng không cân đầu tư cơ sở hạ tầng máy chủ, phần mềm, thiết bị đầu cuối… mà chỉ cần kết nối Internet. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chủ động lựa chọn mức đầu tư phù hợp nhu cầu và khả năng chi trả theo từng giai đoạn.
Đặc biệt, VNPT ERP giúp cho doanh nghiệp bảo mật, an toàn dữ liệu ở mức cao nhất. Hiện giờ VNPT VinaPhone đang có chính sách miễn phí tối đa 6 tháng dùng thử cho khách hàng (Bao gồm cả giải pháp trọn bộ, module riêng lẻ, tài nguyên và dịch vụ bổ sung).
Hiền Mai
Ý kiến bạn đọc