Rào cản trong triển khai công nghệ mới tại chính phủ các nước Đông Nam Á

08:23, 07/06/2016
|

(VnMedia) - Báo cáo mới của Phòng tình báo kinh tế - The Economist Intelligence Unit (EIU) vừa công bố đã chỉ ra việc thiếu hụt kỹ năng và hạ tầng chứ không phải bảo mật chính là những trở ngại lớn nhất để thực thi các công nghệ mới tại chính phủ các nước Đông Nam Á.

37% các chính phủ và các nhân sự công nghệ tại Đông Nam Á tham dự khảo sát chỉ ra rằng điện toán đám mây là xu hướng Công nghệ quan trọng nhất. Indonesia được xem là quốc gia triển khai công nghệ mới hiệu quả nhất, Singapore diễn biến chậm hơn mặc dù có tiếng là đi đầu về triển khai Công nghệ trên toàn cầu. Cứ ba người được hỏi thì 1 người tin rằng chính phủ của họ triển khai thực hiện công nghệ mới "rất hiệu quả".

Tuy nhiên, những thách thức của các Tổ chức đã vượt ra ngoài an ninh mạng, vốn là thách thức lớn nhất với lĩnh vực triển khai công nghệ tại khu vực công.

Một báo cáo mới phát hành hôm nay, 7/6, của EUI đã chỉ ra rằng phần cứng lạc hậu, thiếu hụt nhân sự và kém chia sẻ dữ liệu đang là vấn đề ngăn trở sự hấp thụ các công nghệ tiên tiến của chính phủ các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. “Nguyện vọng cao, thực tế phũ phàng: số hóa chính quyền Đông Nam Á” là báo cáo dựa trên khảo sát với 300 lãnh đạo Công nghệ và các cuộc phỏng vấn với chuyên gia ngành công nghiệp, chính phủ, học viện và các lĩnh vực dân sự, được tài trợ bởi Microsoft.

Báo cáo cho thấy rằng việc sử dụng dữ liệu tốt hơn, bao gồm cả truy cập đám mây và thao tác, được ưu tiên cao hơn trong các phản hồi. Phản hồi cũng kỳ vọng cao cho lĩnh vực IoTs, liên quan đến việc giao tiếp hàng ngày với nhau và với máy chủ Trung tâm, tạo điều kiện cho mọi lĩnh vực, từ điều tiết giao thông đến kiểm soát lũ lụt. Tuy nhiên, 46% số nhân sự chính phủ tham dự khảo sát  nói sự thiếu hụt kỹ năng là rào cản hàng đầu để tận dụng sức mạnh công nghệ, và 44% nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ lại tới vấn đề hạ tầng CNTT.

Sự khác biệt khu vực đã chỉ ra những khoảng cách đáng ngạc nhiên về nhận thức. Chỉ có 20% số người Singapore được hỏi tin rằng chính phủ của họ thực hiện công nghệ mới "rất hiệu quả". Con số này là 57% với Indonesia và 33% trên tổng thể. Điều này phản ánh thách thức thúc đẩy nhu cầu tạo ra lượng người dùng hiểu biết. Người Singapore, quen với việc sử dụng không giới hạn Internet và dịch vụ mạnh mẽ, sẽ kỳ vọng cao hơn về chính phủ của họ so với người dùng ở thị trường kém phát triển hơn.

Dù chiếm số lượng cao về hồ sơ mã độc tổng quan toàn cầu, con số chỉ có một thiểu số nhỏ (16%) chính phủ Đông Nam Á xem xét an ninh mạng là rào cản với việc triển khai CNTT tại lĩnh vực công tạo ra sự ngạc nhiên nho nhỏ. Nghiên cứu cho thấy rằng đám mây riêng, cô lập các thông tin nhạy cảm từ các đám mây công cộng, là một trong những lý do làm giảm bớt lo ngại an ninh.

Ông Charles Ross, biên tập viên của báo cáo, nói rằng: "Những thách thức của các Tổ chức đã vượt ra ngoài quan tâm về an ninh  của chính phủ các nước Đông Nam Á, vì họ tìm kiếm để triển khai nhiều hơn những dịch vụ số hóa. Các chính phủ khu vực sẽ có cơ hội để dẫn đầu trong việc phát triển chính phủ thông minh,  nếu xử lý được các thách thức thực tế liên quan đến kỹ năng công nghệ của công dân và nhân viên, và giảm đi sự thiếu hụt hạ tầng”.

Hiền Mai


Ý kiến bạn đọc