Cơ sở dữ liệu là tài nguyên đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng các trung tâm dữ liệu (Data center - DC) đã được các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới quan tâm sử dụng từ nhiều năm nay. Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đặc biệt là Internet những năm gần đây đã khiến nhu cầu và xu thế phát triển của dịch vụ này ngày càng bùng nổ.
Trái tim của hệ thống thông tin
Data center là môi trường tập trung nhiều thành phần tài nguyên mật độ cao (hardware, software…) làm chức năng lưu trữ, xử lý toàn bộ dữ liệu hệ thống với khả năng sẵn sàng và độ ổn định cao.
Ở một khía cạnh nào đó, Data center là trái tim của hệ thống thông tin, nơi chứa đựng, tập hợp tất cả dữ liệu của doanh nghiệp, của các tổ chức, ngành… nhằm hỗ trợ việc xử lý thông tin và ra các quyết định kịp thời. Do đó, Trung tâm dữ liệu cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa được nhiều hoạt động như kết nối các quy trình công việc quan trọng, thực hiện tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo và tự động hóa các quy trình, giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian.
Việc xây dựng các trung tâm dữ liệu là xu thế tất yếu, là nhu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo mục tiêu tối ưu cho hoạt động, đảm bảo tính sẵn sàng, tính thuận tiện trong vận hành. Đối với bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp hay các đơn vị bộ ban ngành nhà nước, mọi hoạt động đều gắn liền với Trung tâm dữ liệu, từ các ứng dụng nghiệp vụ, môi trường làm việc cộng tác đến các ứng dụng tương tác.
TTDL |
Trung tâm dữ liệu đóng vai trò quan trọng với các tổ chức quản lý công và các doanh nghiệp trong các ngành như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… những tổ chức mà thông tin và cơ sở dữ liệu đóng vai trò sống còn trong hoạt động. Bởi vì, thông tin về khách hàng, tài khoản, lịch sử các giao dịch, thông tin hợp đồng… không thể bị ngắt đoạn trong từng giờ từng phút.
Để sở hữu một trung tâm dữ liệu riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản đầu tư lớn ban đầu để xây dựng hạ tầng và mua sắm thiết bị, đó là chưa kể cần có một đội ngũ nhân sự chuyên trách để vận hành DC này. Đó là lý do các doanh nghiệp dần chuyển sang xu hướng thuê ngoài dịch vụ DC. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp giám sát hoạt động của các thiết bị và các công việc liên quan 24/7 cũng như thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Rõ ràng với hiệu quả kinh tế xét về quy mô, chuyên môn và độ linh hoạt thì việc thuê ngoài trung tâm dữ liệu là một lựa chọn thông minh cho doanh nghiệp.
Lựa chọn Trung tâm dữ liệu nào?
Một Data center phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về kĩ thuật cũng như yêu cầu về quản lý của doanh nghiệp, do đó phải hội đủ các yếu tố cơ bản như: được vận hành theo tiêu chuẩn TIA – 942 ở mức tier 3, tối thiểu là mức tier 2; được thiết kế theo mô hình của các trung tâm dữ liệu Xanh (vận hành với mức tiêu thụ điện năng thấp, thân thiện môi trường); có khả năng mở rộng dễ dàng, các thiết bị sử dụng trong Data center không lạc hậu về công nghệ ít nhất trong vòng 5 năm tiếp theo; được tích hợp tất cả các công nghệ hàng đầu về mạng, hệ thống và phần mềm ứng dụng; có tính bảo mật cao…
Hiện nay, những nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu hàng đầu trong khu vực là Nhật Bản, Australia, Singapore, Hồng Kông. Tuy nhiên, nhu cầu cho dịch vụ trung tâm dữ liệu hiện giờ đã vượt quá khả năng cung cấp. Những thực tế trên đang mở ra một cơ hội mới cho Việt Nam, mở ra làn sóng dịch chuyển dịch vụ thuê ngoài trung tâm dữ liệu tới Việt Nam. Điều này có thể lý giải cho việc các tập đoàn lớn về trung tâm dữ liệu như KDDI, NTT Communications… đã và đang tìm đến các doanh nghiệp hàng đầu về CNTT của Việt Nam như VNPT để hợp tác.
Là doanh nghiệp có hạ tầng mạng lưới viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam với tổng dung lượng kết nối lên tới hàng nghìn Gbp/s, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới, VNPT đã đi tiên phong trong việc xây dựng đội ngũ, đầu tư và lựa chọn công nghệ, là nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ và giải pháp tổng thể cho Data center hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Đến nay, VNPT VinaPhone – đơn vị chủ quản dịch vụ Trung tâm dữ liệu của VNPT đang vận hành 6 Trung tâm dữ liệu (VNPT IDC) tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Nẵng và đang chuẩn bị khai trương thêm 2 Trung tâm dữ liệu hiện đại bậc nhất Việt Nam tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội) và Khu chế xuất Tân Thuận (Tp.HCM) theo tiêu chuẩn Tier3 – tiêu chuẩn cao nhất hiện nay để đánh giá một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.
Việc các IDC của VNPT VinaPhone phân bố trên khắp lãnh thổ Việt Nam tạo ra lợi thế mà không nhà cung cấp IDC nào có được, đặc biệt cho các khách hàng lớn có nhu cầu về phân phối nội dung (CDN), cân bằng tải (Load balancing), chống thảm họa. Các IDC được kết nối với nhau bằng hệ thống đường truyền tốc độ cao, đảm bảo các yêu cầu khắt khe nhất về chế dộ dự phòng, phục hồi dữ liệu và phòng chống rủi ro…
VNPT VinaPhone đối tác chiến lược của các hãng hàng đầu thế giới trong việc cung các thiết bị và giải pháp cho Trung Tâm Dữ Liệu như APC-MGE, AMP, SMC, NetApp, Server DELL – Server HP – Server IBM, Server Cisco… Đã có hàng trăm khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp lớn đang sử dụng dịch vụ VNPT IDC như Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Báo Nhân dân, Cổng thông tin điện tử Nghệ An, Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam…
Trong thời gian tới, toàn bộ các giải pháp VT-CNTT của VNPT VinaPhone cũng sẽ được triển khai trên 2 VNPT IDC mới nhằm khai thác tối đa mức độ sẵn sàng cao nhất, cung cấp các dịch vụ hoàn hảo nhất.
Với năng lực và nguồn lực đầu tư của Tập đoàn VNPT, VNPT VinaPhone được định hướng trở thành đơn vị cung cấp giải pháp và Data center hàng đầu Việt Nam, có tên trên bản đồ các nhà cung cấp dịch vụ Data center của thế giới.
A.M
Ý kiến bạn đọc