Liveshow "xa hoa" cuối năm của Mr.Đàm tại Hà Nội

12:35, 01/01/2015
|

(VnMedia) - Liveshow “Thương Hoài Ngàn Năm 2” của ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã được diễn ra rất hoành tráng và "xa hoa" vào lúc 20h00 tối qua 21/12 tại khách sạn Marriott, Hà Nội.

>>  Đàm Vĩnh Hưng hủy sô Mỹ, chạy sô Hà Nội
>> Mr Đàm: Quá nhiều nhân tài nổi bật
>>  Đàm Vĩnh Hưng mơ trăm tỉ cho Hiệp sỹ mù
 

Ảnh minh họa

Đàm Vĩnh Hưng với những bộ cánh lịch lãm, đắt tiền


Sau gần 2 tháng chuẩn bị với khoảng 300 con người đảm nhận ở tất cả các khâu cùng sự chờ đợi của khán giả mộ điệu, Liveshow “Thương Hoài Ngàn Năm 2” đã mở màn tại TP Hồ Chí Minh với 800 vé phát hành được tiêu thụ hết trước khi chương trình diễn ra gần cả tuần. Thừa thắng xông lên, Mr Đàm cùng ê kip đã thực hiện Liveshow “Thương Hoài Ngàn Năm 2” tại thủ đô Hà Nội với số lượng vé bán ra cũng hơn 800 ghế.

Đi qua cổng soát vé bước vào trong, khá nhiều khán giả không khỏi trầm trồ trước một sân khấu rộng lớn, được dựng lên như một con phố dài đến 55m. Bằng cách sử dụng công nghệ 3D mapping chiếu phủ kín từng cảnh dựng được cân chỉnh chính xác từng cm, đạo diễn Trần Vi Mỹ đã biến hóa thay đổi từng màu sắc, ánh sáng, cảnh trí phù hợp với từng phần âm nhạc, từng ca khúc. Cùng với âm nhạc, cách dàn dựng sân khấu đã giúp người xem trở về với một Sài Gòn xưa đầy hoài niệm.

Trong vòng 3 tiếng đồng hồ với gần 30 ca khúc, Mr Đàm đã khiến cho khán giả của anh đắm chìm trong không gian âm nhạc với chuỗi các ca khúc điển hình của từng dòng nhạc: Bolero, nhạc Xưa, nhạc trữ tình… Trong đó, Bolero chiếm khoảng 60%, còn lại chia đều cho các dòng khác. Kịch bản âm nhạc được chia thành 6 chương rõ rệt: Nhạc học đường; Nhạc lính; Tình yêu – cô đơn – chia tay; Nhạc ngoại; Nhạc Twist; Nhạc Lounge.

Phần dẫn chuyện của nhà thơ Đỗ Trung Quân và nghệ sỹ Minh Trang xen kẽ giữa các tiết mục giúp cho bức tranh âm nhạc được liên kết với nhau một cách hợp lý, đi theo dòng cảm xúc và mạch câu chuyện mà trong đó nếu để ý, khán giả có thể dễ dàng hình dung được đến hình ảnh của đôi uyên ương từ lúc ngồi chung ghế nhà trướng cho đến khi cả hai trải qua những biến cố về chiến tranh, chia ly, nhung nhớ, chờ đợi, đau buồn và sau cùng vượt lên trên tất cả khắc nghiệt, họ hạnh phúc mãi mãi bên nhau cho đến khi về già.
 

Ảnh minh họa

Cuộc tình tay 3 giữa Dương Triệu Vũ, Giang Hồng Ngọc, Đàm Vĩnh Hưng


 “Thương Hoài Ngàn Năm 2” mở màn Phần nhạc học đường bằng phần dẫn chuyện của nhà thơ Đỗ Trung Quân và nghệ sỹ Minh Trang. Với chất giọng ấm áp đầy tự sự, hai nghệ sỹ đã đưa người nghe trở về quá khứ của những tháng ngày thơ mộng ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Âm nhạc trong phần đầu tiên bao gồm các ca khúc điển hình cho dòng nhạc này: Nỗi Buồn hoa Phượng; Lối Thu Xưa; Ba Tháng Tạ Từ. Mr Đàm đã lôi cuốn sự chú ý của khán giả ngay từ những giây phút đầu tiên của liveshow bằng liên khúc trữ tình này…

Ca khúc Chuyến Tàu Hoàng Hôn của Minh Lỳ - Hoài Linh được Mr Đàm chọn khi chuyển sang phần nhạc lính. Với ca khúc này, anh khiến người nghe say đắm bằng lối hát như thấu tận tim gan và đã mắt với những đoạn trình chiều mapping tạo hình ảnh lửa, khói in hằn lên những ngôi nhà được đạo diễn dựng trải dài trên sân khấu. Sau đó, nam ca sỹ tiếp tục thể hiện Con Đường Xưa Em Đi và Sương Lạnh Chiều Đông. Trong đó, ca khúc Con Đường Xưa Em Đi vừa mới được cấp phép và Mr Đàm là người đầu tiên được phép sử dụng và hát trong Liveshow “Thương Hoài Ngàn Năm 2”.

Phần 2 của chương trình với chủ đề Nhạc Học lính dành tặng cho những bậc khán giả lớn tuổi có nhiều hoài niệm và xúc cảm về một thời đạn bom, một thời khói lửa. Đó là những kỷ niệm đáng nhớ của thời loạn lạc, vì chiến tranh mà chồng phải xa vợ, các đôi uyên ương phải bị chia uyên, rẽ thúy hay những gia đình đang yên ấm lại phải chịu cảnh mất mát đau thương rất xúc động.

Ảnh minh họa

Phạm Thu Hà "sến hóa" dòng nhạc opera mà cô đang theo đuổi


Những hình ảnh 3D được phát huy tối đa tác dụng khi sử dụng nhiều mảng miếng quá kh, đó là những tòa nhà tràn ngập khói lửa nhưng sau đó cũng chính bức tường đó chuyển sang sự lạnh lẽo với tuyết rơi thể hiện sự trống vắng, khắc khoải của những con người thời chiến. Những đoạn cao trào của Chuyến tàu hoàng hôn, Con đường xưa em đi, hay Sương lạnh chiều đông để lại ấn tượng mạnh cho khán giả bởi sự dồn dập, dồn nén mạnh mẽ cho đến khi vỡ òa trong đau đớn khi giọng ca của Mr Đàm song ca cùng nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà ca khúc Sang ngang. Hai giọng ca đặc biệt như Mr Đàm và Hồ Ngọc Hà khi kết hợp vừa khó lại vừa dễ, dễ là hai người quá hiểu nhau, và khó là có sự tương đồng trong chất giọng khàn ấm. Sự kết hợp giữa hai ca sĩ đã nhận được nhiều tràng vỗ tay từ phía khán giả tại khán phòng. Ngay sau khi hoàn thành phần song ca, Hồ Ngọc Hà lần đầu tiên thể hiện sự da diết, trống vắng trong lòng người phụ nữ với “Rừng chưa thay lá” – Hồ Ngọc Hà nhận được nhiều khen ngợi về cách xử lý tinh tế và ngày càng tạo được dấu ấn riêng với một ca khúc đã có tuổi đời khá lớn.

Phần 3 của chương trình với chủ đề Tình yêu – cô đơn – chia tay khiến cả khán phòng trở nên ồn ào bởi tiếng xe Roll Royce mạ vàng 40 tỷ từ ngoài cổng chính đưa Mr Đàm vào với sân khấu chính. Khác với trong Sài Gòn, không gian rộng mở hơn và Mr Đàm đã đưa được chiếc siêu xe này lên sân khấu, lần này, Mr Đàm “nửa kín, nửa hở” cho khán giả xem qua màn hình LED lớn được chiếu trực tiếp. Mr Đàm với dáng vẻ bảnh bao như một quý ông thượng lưu, tay cầm một cây dù hiệu bước xuống xe sang và lên thẳng sân khấu hát Kiếp Nghèo đã gây ấn tượng cho tất cả khán giả có mặt. Chương này bao gồm những ca khúc quen thuộc trong dự án “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” mà Mr Đàm theo đuổi dài hơn bấy lâu nay: Chờ Đông;  Tình người ngoại đạo, Xóa Tên Người Tình; Anh còn nợ em, Xin thời gian qua mau.

Trong bối cảnh thị trường âm nhạc dẫu chưa đến mức bão hòa nhưng khó kiếm ca khúc mới có tuổi thọ và nằm lòng người nghe thì việc Mr Đàm quyết định tổ chức “Thương Hoài Ngàn Năm 2” từ sau “Thương Hoài Ngàn Năm” đầu tiên vào năm 2007 thành công vang dội một lần nữa minh chứng cho giá trị sống mãi với thời gian của các dòng nhạc kể trên.


Nhật Anh

Ý kiến bạn đọc