(VnMedia) - Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.
Vào hồi 12 giờ 47 phút giờ địa phương (15 giờ 47 phút giờ VN) ngày 5/12, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan.
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ.
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm các loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Đờn ca tài tử (DDCTT) Nam Bộ được vinh danh nhờ 5 tiêu chí chủ yếu: trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thể hiện sự hoà hợp, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc; thúc đẩy việc trao đổi giữa các cộng đồng, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu; có sự tham gia bảo vệ tích cực của các chuyên gia với sự hỗ trợ từ Nhà nước; được cộng đồng và chính quyền địa phương đề cử và cam kết gìn giữ, được kiểm kê từ năm 2010 và đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Từ năm 2010, các chuyên gia của Viện Âm nhạc đã tiến hành khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ về ĐCTT, dựa trên một không gian trải rộng qua 21 tỉnh thành từ cực
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 8 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hội Gióng Hà Nội, Hát xoan, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Đờn ca tài tử Nam Bộ. Trong năm 2013, bộ hồ sơ về Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh cũng đã được nộp lên UNESCO và sẽ có kết quả trong năm 2014.
Ý kiến bạn đọc