Giải thưởng điện ảnh Việt: Đừng học Cannes, Venice, Berlin

07:04, 01/11/2013
|

(VnMedia) - Phim nhảm vẫn được dự thi… là những điệp khúc quen thuộc của báo giới trong mỗi mùa Bông sen và Cánh diều. Trong dòng sự kiện chê bai các giải thưởng điện ảnh Việt, nhiều ý kiến thường lấy Cannes , Venice , Berlin ra để so sánh. Việc này thực ra rất khôi hài.


>> Có nên bỏ giải thưởng Bông sen hay Cánh diều?
 

>> Vật vờ 10 năm Cánh diều điện ảnh Việt Nam

Thay đổi quy chế giải: Quá muộn

 

Phim nhảm là một điệp từ xuất hiện với tần suất dày đặc ở kỳ LHP Việt Nam vừa qua, dù tỷ lệ phim nhảm so với tỷ lệ phim không nhảm thấp hơn (cụ thể 23 phim có hơn 10 phim tốt, không tới 10 phim nhảm, số còn lại vừa vừa). Lối viết nhấn mạnh này một phần là lối quen giật vấn đề, nhưng cái chính là phản ánh không khách quan thực tế (Thực tế phim nhảm chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng được phác họa trên báo chí như màu sắc bao trùm, chiếm lĩnh).

 

Ảnh minh họa

Sự có mặt của những Hello cô Ba là những vết chấm, bị báo chí tô đậm thành những vệt ố loang cả bức tranh LHP


Các giải thưởng điện ảnh, kết quả hay nói rộng ra là chất lượng của giải luôn luôn phụ thuộc vào sự cạnh tranh ở khu vực Top trên (trừ một giải "nhí nhố, lá cải" là Mâm Xôi Vàng), chứ không bao giờ là Top dưới. Việc có những phim kém chất lượng trong các giải thưởng điện ảnh Việt cộng với cái nhìn thiếu khách quan của báo chí khiến cuộc đua Bông sen và Cánh diều đôi khi mang màu sắc của cuộc đua Mâm xôi Vàng, khi nhộn nhịp những sự điểm danh nhiệt liệt đối với những ứng viên phim dở nhất.

 

Ngoài phong trào chê phim nhảm, báo chí Việt và kể cả nhiều người yêu điện ảnh Việt cũng thường có ý kiến về việc nên giảm bớt các giải thưởng điện ảnh. Như đã nói, với vỏn vẹn 2 giải thưởng điện ảnh quốc nội (mà Bông sen 2 năm mới tổ chức 1 lần, tức là trung bình 1 năm chỉ có 1,5 kỳ giải thưởng), số lượng giải thưởng dành cho phim Việt hiện còn khá hạn chế, ngay kể cả với năng lực sản xuất hiện tại.

 

Cũng trong không khí chê “phim nhảm” năm nay, một số ý kiến từ báo chí và các nhà chuyên môn đề cập việc nên sơ tuyển, loại phim dở dự liên hoan. Trước nay, các giải thưởng kể cả Bông sen và Cánh diều có quy chế mở rộng cửa với các tác phẩm miễn là ra đời trong thời gian của giải. Lần này, bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh lần đầu tiên nhắc đến việc sẽ tính tuyển chọn phim dự thi vào kỳ LHP lần sau.

 

Vấn đề tuyển chọn, sơ loại đối với tác phẩm dự Bông sen và Cánh diều, VnMedia đã từng đề cập khá nhiều lần. Thực ra, đến giờ mới đặt ra vấn đề này là quá muộn màng, đối với lịch sử 40 năm Bông sen và 20 năm Cánh diều (giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh duy trì 10 năm trước khi mang tên Cánh diều năm 2003). Tuy nhiên, lối đặt vấn đề này ở đây – Sơ loại tác phẩm – vẫn không đúng hướng.

 

Cần phân biệt LHP quốc tế và LHP quốc gia

 

Trong dòng ý kiến đề xuất sơ loại phim dự Bông sen và Cánh diều, hầu hết đều dẫn ra những so sánh với cung cách của các liên hoan phim quốc tế, nhất là những LHP quốc tế danh tiếng. Nhiều ý kiến dẫn rằng các LHP như Cannes , Venice , Berlin “muốn lọt vào vòng tranh giải chính thức đều phải qua vòng loại”, hay các LHP đều có người tuyển chọn để loại bỏ những phim kém chất lượng…

 

Ảnh minh họa

LHP quốc tế về tính chất khác (dẫn đến quy chế tổ chức khác) với LHP quốc gia


Thông tin này không sai! Tuy nhiên cách so sánh này thực ra rất khập khiễng và không hề hiểu đúng vấn đề. Bởi Liên hoan phim quốc tế với Liên hoan phim quốc gia (không chỉ LHP quốc gia Việt Nam , mà LHP quốc gia các nước) mang tính chất khác nhau.

 

Đúng là các LHP quốc tế như Cannes , Venice , Berlin hay liên hoan phim quốc tế tầm thấp hơn như LHP Tokyo, Pusan , Thượng Hải… luôn có sự tuyển chọn các phim tham dự. Và điều này cũng không xa lạ gì với ngay chính một liên hoan phim ở Việt Nam là LHP quốc tế Hà Nội (với hơn 200 tác phẩm gửi tham dự, Ban tổ chức LHP quốc tế Hà Nội chỉ chọn hơn 100 phim vào liên hoan).

 

Bởi cần phân biệt 2 khái niệm khác nhau,

 

LHP quốc tế là film festival, nơi mà về cơ bản người ta TÌM KIẾM và GIỚI THIỆU những tác phẩm mới (tùy tầm vóc liên hoan mà các tác phẩm tham dự được đòi hỏi ra mắt lần đầu ở tầm quốc gia, khu vực hay quốc tế).

 

LHP quốc gia là film award – là giải thưởng điện ảnh, là nơi mà người ta TỔNG KẾT và ĐÁNH GIÁ những tác phẩm đã được biết. Ngược lại tiêu chí “mới” của film festival, các film award thường là chọn các tác phẩm đã “cũ”.

 

Vì thế, so sánh cách tổ chức của Bông sen với Cánh diều trong sự tham chiếu với Cannes, Venice, Berlin… là khập khiễng. Bởi, lối tổ chức của Cannes , Venice , Berlin cũng chẳng có gì là khác biệt so với ngay chính LHP quốc tế Hà Nội của ta vừa qua.


Minh Phương

Ý kiến bạn đọc