Trong bối cảnh nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân được nâng cao, sức mạnh tổng hợp của đất nước đang tăng lên, việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa ngày càng trở nên bức thiết.
Tăng cường phát triển công nghiệp văn hóa sẽ góp phần thúc đẩy việc xây dựng và kiện toàn thể chế văn hóa thích ứng với thể chế kinh tế thị trường, là phương thức quan trọng để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nội dung được trao đổi tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt
Công nghiệp văn hóa là thuật ngữ rất mới đối với Việt
Thời gian qua, với nhiều chính sách được ban hành, nhiều chủ trương, định hướng được đưa ra đã thể hiện rõ ràng ý chí và mong muốn của Đảng và Nhà nước về sự phát triển nền văn hóa Việt Nam. Cùng với nó là cáchoạt động trợ cấp và ủng hộ nhằm bảo vệ và phát huy các hoạt động văn hóa, khuyến khích khả năng sáng tạo của người dân được thực hiện; nhiều chương trình, hoạt động trên các phương diện như định hướng chính sách, cơ chế quản lý, cơ chế tài chính được củng cố, nhằm xây dựng một môi trường mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống có thể kết hợp hài hòa với các giá trị văn hóa mới, hiện đại để cùng phát triển, đáp ứng tối đa nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân. Cùng với đó, sức sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của cá nhân và cộng đồng được hỗ trợ để phát triển đa dạng; các đơn vị khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực sáng tạo văn hóa, nghệ thuật được tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa các giá trị văn hóa đến gần với tăng trưởng kinh tế hơn…
Có thể thấy Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng được một chính sách kinh tế trong văn hóa phù hợp với sự phát triển toàn cầu, trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, nỗ lực về xây dựng chính sách, cụ thể là việc tạo dựng được các khuôn khổ pháp lý vẫn vấp phải nhiều khó khăn, thách thức do đặc tính của ngành công nghiệp văn hóa có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Một trong những khó khăn nhất là sự tồn tại của cơ chế tài chính hỗ trợ cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo nhiều năm qua là một cơ chế kém hiệu quả, không khuyến khích mạnh mẽ năng lực sáng tạo của người dân, không khai thác tối đa và biến năng lực sáng tạo này thành các giá trị kinh tế cao; đặc biệt là không xây dựng được môi trường mà ở đó các hoạt động sáng tạo có thể tiếp cận được với nhiều nguồn tài trợ khác nhau, đa dạng hóa các nguồn tài chính để có thể độc lập và phát triển nghề… Theo Phó viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Bùi Hoài Sơn, cơ chế bao cấp các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hay nói cách khác, cơ chế xin – cho khiến cho hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật trở nên thụ động và thiếu tính bền vững, tiềm năng của một nền văn hóa và tính sáng tạo sâu sắc của Việt Nam đã không được khai thác một cách tối đa.
Phát triển công nghiệp văn hóa là con đường để văn hóa Việt Nam tham gia cạnh tranh trên thị trường văn hóa quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước; đồng thời, thúc đẩy việc nâng cao văn hóa quốc dân và thực hiện tiến bộ xã hội, tạo ra sự phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế và văn hóa, hình thành môi trường văn hóa tốt đẹp. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam muốn chống lại ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, nhất là sự “xâm thực” của nhiều hiện tượng phản văn hóa thì việc nâng cao sức cạnh tranh và tỷ lệ thị phần quốc nội trong thị trường hàng hóa văn hóa càng phải được chú trọng. Phó trưởng Khoa Quản lý văn hóa - nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa Hà Nội Phạm Bích Huyền nhận định, phát triển công nghiệp văn hóa là vấn đề mới, nhưng không hoàn toàn khác biệt hay đối lập với việc quản lý và vận hành lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nước ta từ trước tới nay; không những phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của thời đại mà còn thống nhất với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhằm hướng tới mục tiêu một nền kinh tế tăng trưởng bền vững hàng đầu trong khu vực.
Ý kiến bạn đọc