Nhập khẩu cổ vật: vấn đề đạo đức?

13:02, 02/04/2013
|

Trong một bức thư gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ, viết vào mùa thu năm ngoái nhưng không được công bố, Him Chhem - Bộ trưởng Bộ văn hóa và nghệ thuật của Cambodia - cho biết, giám đốc điều hành của Trung tâm đấu giá Sotheby - Jane A. Levine, sẽ phải đối mặt với một cuộc xung đột vì liên quan tới Cambodia trong một vụ kiện về quyền sở hữu một bức tượng Khmer cổ đại mà Sotheby hy vọng sẽ làm đại diện cho chủ sở hữu.

Ban hội thẩm văn hóa, được cho là của Ủy ban tư vấn bất động sản văn hóa, tổ chức các cuộc đàm phán kín ở Washington trong tháng 10.2012 dựa theo quy định về các hiện vật văn hóa của Cambodia và Khmer. Đàm phán dự kiến tổ chức một lần nữa trong tháng này và còn nhiều lần nữa.

Trong một tuyên bố, Sotheby cho biết bà Levine sẽ không tham dự cuộc họp trong tháng vì chồng chéo lịch trình. Nhưng công ty từ chối bình luận về việc liệu bà có kháng nghị vào mùa thu hoặc sẽ có mặt trong bất kỳ cuộc thảo luận nào sau đó hay không.

Vai trò quan trọng của Ban hội thẩm văn hóa là tư vấn cho Bộ Ngoại giao về cách thức xử lý các yêu cầu của những chính phủ nước ngoài muốn kiểm soát và bảo vệ các di sản văn hóa, trong đó có nhiều di sản bị trộm cướp và có thể đang trôi nổi trên thị trường nghệ thuật. Khuyến nghị tạo cơ sở cho thỏa thuận này, được gọi là biên bản ghi nhớ, nhìn chung Mỹ hạn chế mua bán các mặt hàng di sản văn hóa.

Bà Levine, Phó chủ tịch cấp cao và là Giám đốc điều hành trên toàn thế giới của Trung tâm đấu giá Sotheby, năm 2011 được bổ nhiệm vào vị trí không chính thức trong Ban hội thẩm văn hóa gồm 11 người. Bà là một trong ba thành viên chuyên bán các đồ vật khảo cổ quốc tế. Điều lệ của Ban hội thẩm văn hóa cũng yêu cầu có ba thành viên đại diện cho các nhà khảo cổ, hai thành viên đại diện cho các viện bảo tàng, và ba thành viên đại diện cho công chúng.
Sotheby và văn phòng Chưởng lý các huyện phía nam của New York hiện đang chờ phán quyết của thẩm phán về việc có nên đem ra xét xử một vụ kiện về một bức tượng Khmer thế kỷ thứ X, trị giá 3 triệu USD.

Theo yêu cầu của Cambodia, chính phủ Mỹ đã tìm cách để cuối tháng 4.2013 tịch thu từ Sotheby tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch hình khối, miêu tả một chiến binh huyền thoại Hindu. Cambodia cho biết bức tượng đã bị cướp vào năm 1970 ở một ngôi đền đổ nát trong quần thể di tích cổ xưa có tên Koh Ker.

Sotheby cho rằng không có bằng chứng về việc bức tượng bị đem ra khỏi Cambodia sau năm 1970, và chồng của người gửi hàng mang quốc tịch Bỉ (đã qua đời) đã mua nó một cách đàng hoàng từ một đại lý đồ cổ ở London vào năm 1975.

Rick A. Ruth, một quan chức cấp cao của Cục Nội vụ Giáo dục và Văn hóa, giám sát Ban hội thẩm văn hóa, cho biết trong những lý do của các buổi họp kín gồm có mong muốn khuyến khích các cuộc tranh luận tự do, cần phải tiếp tục đàm phán bí mật và lo sợ rằng các tổ chức buôn lậu đẩy mạnh cướp bóc trước sự hạn chế của pháp luật.

Mỹ hiện nay có các thỏa thuận về tài sản văn hóa với 15 quốc gia. Nói chung, họ cấm nhập khẩu hoặc bán các mặt hàng không có giấy phép xuất khẩu. Các tài liệu cho thấy họ đã lấy được nhiều tài sản văn hóa một cách hợp pháp từ nước xuất xứ sau khi ký kết thỏa thuận.

Năm 1999, Bộ Ngoại giao đã áp đặt lệnh khẩn cấp hạn chế nhập khẩu tài sản văn hóa từ Cambodia – bắt đầu từ năm 1970 đã chịu cảnh cướp bóc ở khắp các ngôi đền cổ trong suốt nhiều thập kỷ chiến tranh và diệt chủng, biến động dân sự. Các bên đàm phán đưa ra một hiệp định song phương vào năm 2003 và gia hạn đến năm 2008. Các thỏa thuận được xem xét năm năm một lần, và Cambodia hy vọng sẽ kéo dài hiệp định này từ năm 2013 đến ít nhất là năm 2018.

Các thỏa thuận hiện tại không ảnh hưởng đến bức tượng của hãng Sotheby bởi vì bức tượng đã rời Campuchia trước hiệp định năm 1999. Cambodia đang tìm cách lấy lại bức tượng dựa trên luật lệ riêng là cấm việc đưa trái phép ra khỏi đất nước các mặt hàng như bức tượng hơn 100 năm. Sotheby gọi luật lệ ấy là “nghị định vô vọng và mơ hồ của thực dân Pháp”, ngày nay không có giá trị.

Trong một lá thư, bộ trưởng Campuchia đánh giá cao chuyên môn của bà Levine, nhưng nói rằng, trong việc tranh chấp, chính phủ của ông cảm thấy việc kiện bà là hợp lý. Chi tiết lá thư đã được đọc cho Thời báo New York bởi hai người yêu cầu giấu tên vì họ không được quyền phát ngôn cho chính phủ Cambodia. Một phát ngôn viên của chính phủ Cambodia – Phay Siphan, thừa nhận rằng có một lá thư đã được gửi đi nhưng từ chối bình luận về nó.


Báo Điện tử VnMedia

Ý kiến bạn đọc