Thời gian vừa qua, theo phát hiện của phụ huynh học sinh và báo chí: một số nhà xuất bản (NXB) Việt Nam xuất bản sách tham khảo chương trình giáo dục mầm non Việt Nam mắc nhiều lỗi sai sót, gây dư luận xôn xao, bức xúc trong phụ huynh học sinh và xã hội.
Ở tuổi học mầm non mà các em đã “bị” tiếp cận với những cuốn sách sai phạm nghiêm trọng là điều khó chấp nhận được.Điều này lẽ nào các biên tập viên, các tổng biên tập, các Tổng giám đốc (giám đốc) các NXB trong quy trình biên dịch, biên tập và thông qua nội dung, ký duyệt bản thảo đi in lại không phát hiện được điều này!
NXB Thời đại thu hồi hai cuốn sách |
Luật Xuất bản năm 2004 và Luật Xuất bản năm 2012 cho phép “Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi tắt là đối tác liên kết) để xuất bản đối với xuất bản phẩm”. Liên kết xuất bản là để huy động nguồn vốn, và cả trí tuệ của đối tác liên kết nhằm tháo gỡ những khó khăn về kinh phí hiện nay của các NXB để đầu tư, xuất bản những ấn phẩm văn hóa có chất lượng tốt, lành mạnh, mang tính định hướng tới chân - thiện - mỹ cho người đọc và có ích cho xã hội.
Lâu nay, tình trạng nhiềunhà xuất bản buông lỏng quản lý đối với các xuất bản phẩm liên kết của mình,, không tuân thủ đúng quy trình biên tập và xuất bản như duyệt bản thảo và bìa, duyệt phát hành, thậm chí “bán giấy phép” một cách vô trách nhiệm, phó thác hoàn toàn sản phẩm liên kết cho đối tác quyết định. Nguyên nhân do nhà xuất bản thiếu năng động, thiếu vốn, chịu áp lực cạnh tranh của thị trường và một phần do sự yếu kém, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo nhà xuất bản và biên tập viên. Do đó đã xảy ra tình trạng quá nhiều xuất bản phẩm vô bổ, trong đó có một số xuất bản phẩm sai phạm gây tổn hại về uy tín, thương hiệu và kinh tế của các chủ thể liên kết cũng như những tác động tiêu cực, bất lợi với xã hội nói chung và ngành xuất bản nói riêng.
Đối tác liên kết xuất bản chỉ là tổ chức hay cá nhân dù có tài chính dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, nhưng không phải là chủ thể, không thay thế được NXB, lại càng không thể khoán trắng nội dung xuất bản phẩm cho đối tác liên kết.Chính NXB là chủ thể của liên kết xuất bản, là người chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật về nội dung của xuất bản phẩm.Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.Điều đó nói lên trọng trách của Giám đốc (Tổng biên tập) NXB là “người lính gác” nghiêm khắc, chặt chẽ nội dung xuất bản phẩm.
Luật Xuất bản 2012, cũng đã ghi rõ Giám đốc NXB “chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của NXB”.
Những cuốn sách sai sót thời gian qua đều là sách của các NXB nước ngoài, được các công ty hoặc cá nhân nhập về Việt Nam. Trong quá trình biên dịch, biên tập chỉnh sửa một cách thiếu thận trọng (nếu không muốn nói là cẩu thả), thiếu nhạy cảm về chính trị, bên cạnh đó lại do sự buông lỏng về mặt quản lý, thiếu trách nhiệm của NXB mà trước hết là giám đốc, nên đã dẫn đến vi phạm nghiêm trọng Luật Xuất bản, buộc các cơ quan chủ quản ra quyết định phải thu hồi xuất bản phẩm đó.
Dù có biện minh thế nào đi chăng nữa, thì căn cứ vào Luật Xuất bản và những sai phạm mà ba cuốn sách tham khảo chương trình mầm non vừa qua của các NXB nói trên, thì trách nhiệm trước hết là thuộc về Giám đốc NXB, tất nhiên những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khâu biên tập… xuất bản phẩm cũng phải chịu trách nhiệm tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong khâu biên tập, xuất bản ấn phẩm đó.
Một vấn đề bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế của quá trình xuất bản phẩm qua vụ vi phạm đã nêu ở trên, đó là việc thực hiện Luật Xuất bản của các cơ sở in và phát hành. Bản thảo không có quyết định in của Giám đốc NXB, tác giả đưa đến nơi chỉ “in thử”, xuất bản phẩm chỉ mới in thử, không có quyết định phát hành của giám đốc NXB, thế mà cơ sở in, cơ sở phát hành vẫn in và phát hành một cách “vô tư”. Thật là một điều đáng ngạc nhiên.
Ngoài ra, có một thực tế nữa là, những sách có “vấn đề”, kích thích tính tò mò, hiếu kỳ của một lớp người nào đó nên rất “ăn khách”, thì NXB tìm cách không nộp lưu chiểu, hoặc nộp rất chậm trước khi phát hành hoặc giao quyền cho đối tác liên kết “đi đêm” với cơ sở phát hành phát hành xuất bản phẩm tránh sự kiểm tra. Khi kiểm tra, thanh tra phát hiện thì “sự đã rồi”, sách vi phạm đã phát hành rộng rãi, gây nên những dư luận xấu trong xã hội. Điều này, đặt ra một vấn đề quan trọng, cần thiết đối với cơ quan quản lý xuất bản phải có chế tài rõ ràng cụ thể và xử phạt nghiêm khắc đối với chế độ nộp lưu chiểu.
Những vấn đề nêu trên, nếu không kịp thời rà soát, đề ra biện pháp khắc phục kịp thời và xử lý một cách nghiêm khắc, thì khó mà ngăn chặn được những xuất bản phẩm vô bổ, có hại, vi phạm Luật Xuất bản, xuất hiện trên thị trường sách Việt Nam.
Liên quan đến những sai sót trong các xuất bản phẩm được dư luận và báo chí phản ánh, Cục Xuất bản đã có văn bản yêu cầucác NXB thu hồi triệt để xuất bản phẩm sai phạm; tiến hành rà soát quá trình thực hiện liên kết theo quy định của pháp luật; xác định mức độ vi phạm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc xuất bản các ấn phẩm vi phạm; đồng thời Cục Xuất bản đã chuyển hồ sơ sangThanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và xử lý theo quy ðịnh của pháp luật.
|
Ý kiến bạn đọc