(VnMedia) – Mở cửa xuân phơi phới, lại nghĩ về chuyện rình rang của giới nghiên cứu và sư xôn xao của dư luận về việc ăn Tết theo lịch dương hay âm. Nếu như số đông cho rằng nên dịch chuyển theo lịch tết dương để “đồng bộ” thời gian với thế giới thì không ít cho rằng, đừng duy lý cái Tết cổ truyền vốn đã gắn sâu và tâm thức người Việt.
Người Việt không dễ làm quen với cái mới. Người Việt lại càng không thể bỏ văn hóa cổ truyền gắn với cả nghìn năm phong tục, tập quán. Vì thế, ý kiến “Tết hội nhập” của GS Võ Tòng Xuân ngay lập tức vấp phải ý kiến phản ứng dữ dội của dư luận.
Trong quan điểm của Nhà giáo nhân dân Tòng Xuân, Việt
Tết trong ký ức người Việt, là ngày đoàn tụ, sum họp sau một năm vất vả bươn chải tứ xứ. Tết là cơ hội quây quần, chúc tụng nhau cho một năm mới với nhiều tươi mới, hy vọng. Tết là thời điểm để tạo nên niềm hy vọng cho con người, cầu chúc sự bình an, may mắn và thành công hơn năm cũ.
Tết – nó không đơn thuần là thời điểm thời gian kết thúc một năm cũ theo lịch âm mà còn gắn với không gian, môi trường, cảnh quan trong ký ức người Việt. Việc dịch chuyển tết cổ truyền theo lịch dương theo nhiều ý kiến độc giả cho đó là sự hòa tan văn hóa trong khi thế giới lại đang coi trọng những bản sắc văn hóa từng dân tộc.
Đón Tết theo lịch dương, có thể sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, có thời gian cho sản xuất nhưng đó là sự đánh đổi có vẻ lãng phí. Và khó có thể ngay lập tức, người dân Việt Nam bỏ đi phong tục đón Tết cổ truyền với một chuỗi những hệ thống giá trị văn hóa như cúng ông Công, ông Táo, cúng Giao thừa, du xuân hái lộc, đi Chùa cầu bình an… Việt
Dịch chuyển là điều không tưởng, và việc rút ngắn ngày nghỉ lễ Tết theo như nhiều ý kiến khác cũng khó khả thi. Cha ông ta có câu "Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng 3 tết thầy". Nếu rút ngắn đi, biết rút vào ngày nào đây, khi với văn hóa người Việt, Tết là cơ hội để sum họp đông đủ nhất.
Nếu không có Tết cổ truyền, lấy đâu ra phong tục cúng ông Công, ông Táo, lấy đâu nghi lễ tâm linh sắm mâm ngũ quả với ý nghĩa "cầu dừa đủ xài", trẩy hội xuân, giành cho nhau những lời chúc tụng, đi Chùa cầu may đầu năm, thăm hỏi nhau và hội ngộ gia đình, bạn bè.
Linh hồn Tết đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Để thay đổi thói quen sinh hoạt và tâm linh là điều vô cùng khó. Trước những ý kiến trái chiều về việc ăn Tết theo lịch âm hay dương, VnMedia xin chia sẻ với độc giả một vài ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh, nhà biên kịch Chu Thơm, dịch giả Phạm Xuân Nguyên về câu chuyện khá nóng suốt gần tháng qua.
Ý kiến bạn đọc