(VnMedia) – Ngày Tết là ngày nông nhàn, là ngày người nông dân sạch sẽ, nhàn nhã nhất để đi Chùa cầu may, vui xuân và kỳ vọng vào mùa màng bội thu. Làm sao người dân vui nổi với cái Tết dương lịch.
>>> Người Việt ăn "Tết hội nhập": Nên hay không?
>>> Hồn cốt của người Việt ăn Tết theo âm lịch
Tiếp tục chuỗi bài về Tết hội nhập, nhà biên kịch Chu Thơm có đôi điều chia sẻ cảm nghĩ của mình về Tết cổ truyền Việt.
Nhà biên kịch Chu Thơm |
"Tôi được biết Giáo sư Võ Tòng Xuân là giáo sư đầu ngành về lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng tôi không hiểu nổi vì sao ông ấy lại có quan điểm Tết hội nhập.
Nông nghiệp Việt
Vì thế, Tết là thời điểm nông nhàn nhất với người nông dân.
Ông Võ Tòng Xuân có lẽ ở phía
Làm nông nghiệp mà bảo hội nhập theo tết dương lịch là hỏng. Tết âm lịch mới có ý nghĩa với người nông dân. Lúc đó, tay chân người nông dân sạch sẽ, chưa xuống đồng, họ nông nhàn mới có cơ hội du xuân, đi Chùa chiền, hội làng. Lúc ấy, người dân mới có thời gian để dự lễ hội, chơi những trò chơi dân gian, quăng quả bưởi, ném quả còn, bắt trạch trong chum. Nông nghiệp Việt
Tôi đã từng ăn một cái Tết ở Sài Gòn. Nóng vô cùng và chán vô cùng. Tôi không tả được cái cảm giác đó khi mà thời tiết cứ nắng hoe hoe vàng, oi oi. Anh em phải bàn nhau bật điều hòa lạnh để tìm không khí mùa đông. Dù bạn bè đông mà tôi vẫn thấy lạc điệu vô cùng.
Giống như món ăn gắn với tết cổ truyền như “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” sẽ phải ăn trong dịp Tết chứ không thể ăn trong tiết trời nóng bức được. Cái xác pháo, mưa xuân lất phất thì không thể có ở miền
Tôi nghĩ, không nên hội nhập Tết. Người ta từng bảo: “nếu không mở cửa cho sai lầm vào vì chân lý sẽ ở ngoài mất”, nhưng trước khi mở cửa ra thì phải chuẩn bị tinh thần. Anh là chủ nhà thì phải ngồi ghế chủ chứ không được trở thành kẻ mất bản sắc, trở thành khách.
Tết cổ truyền là một chuỗi những hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc, từ ông Công, ông Táo đến cúng giao thừa, đi tảo mộ, làm thanh minh.
Tôi nghĩ bác Võ Tòng Xuân hơi duy lý. Dù bác có nhiều công trình nông nghiệp, nhưng nói thế thì mất điểm với công chúng. Những người xa xứ như Nguyễn Cao Kỳ hay Phạm Duy còn muốn quay về theo kiểu “Cóc chết ba năm quay đầu về núi” cơ mà.
Vì thế, tết với người dân Việt luôn là cơ hội hội nhập. Tết là ngày cúng ông bà, ông vải, làm mâm cơm 3 ngày Tết. Tết tây là tết tây, tết ta là tết ta. Nếu chuyển sang tết dương, biết cúng mùng 1 thế nào.
Thế hệ chúng tôi ưa đoàn tụ và luôn cố gắng đoàn tụ trong gia đình vào mỗi buổi tối. Nhưng Tết mới là dịp tụ họp đông đủ, thăm hỏi, chúc mừng nhau, giành cho nhau những lời tốt đẹp, không buông tuồng, không nói những điều xằng bậy trong dịp năm mới.
Tết bây giờ khác đi, không còn cảnh già mong bát canh, trẻ mong manh áo mới. Nhưng dù ngày nào cũng thế, thì không thể bỏ được cảm xúc và háo hức mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Chỉ có điều bây giờ những kẻ xấu luôn lợi dụng lễ tết để làm những điều tiêu cực, hối lội, móc ngoặc, mua quan bán chức bằng những gói quà biếu trá hình. Bây giờ biếu tết trung thu, tết dương lịch, tết âm lịch. Những cái biếu nặng nề về vật chất làm xã hội ngày càng mất đi tính thiêng liêng và ý nghĩa của những quà biếu Tết. Có thể vì những tiêu cực ấy chăng mà GS Võ Tòng Xuân mong muốn có Tết hội nhập để giảm tần xuất của tiêu cực chăng?"
Ý kiến bạn đọc