(VnMedia) – Sự thất thế của văn học dịch sau nhiều năm vang tiếng. Sự tranh cãi ầm ĩ về giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam cùng việc đôi co về giá trị giải thưởng làm mất điểm ứng xử của giới nhà văn.
Phóng viên VnMedia đã có buổi trò chuyện với dịch giả Phạm Xuân Nguyên về hiện tượng văn học Việt trong năm 2012 và cách ứng xử của giới nhà văn với các giải thưởng.
- Thưa dịch giả Phạm Xuân Nguyên, sự thiếu hụt của văn học dịch trong hệ thống giải thưởng của Hội Nhà văn Việt
Một nền văn học không bao giờ thiếu văn học dịch. Văn học dịch vài năm gần đây có nhiều đổi mới và phát triển, có đội ngũ tuổi trẻ, có các công ty văn hóa truyền thông nghiêm túc, cập nhật được nhanh chóng về bản quyền. Đội ngũ dịch giả trẻ có ngoại ngữ tốt, ý thức và thái độ làm việc nghiêm túc.
Năm 2012, tôi cho rằng mảng văn học dịch vẫn có nhiều điểm sáng. Ví dụ như Hội Nhà văn Hà Nội chúng tôi trao giải cho bản dịch Dolita của dịch giả Dương Tường dù bản dịch còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng với chúng tôi, tổng thể cuốn dịch tốt, tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa. Còn Hội nhà văn Việt
- Trong năm qua, một lão làng trong lĩnh vực dịch văn học như Dương Tường cũng vấp phải ý kiến trái chiều về bản dịch chưa thỏa mãn. Dịch giả trẻ có tiếng Cao Việt Dũng bất ngờ được giải Trái cóc xanh với bản dịch “Bản đồ và vùng đất”? Vì thế, không tránh được sự ưu tư của nhiều người yêu văn học khi chúng ta đang có những bản dịch vội.
Sự phê phán về văn học dịch trong năm vừa qua thật ra có mặt tích cực. Nó cho thấy, bây giờ là thời đại thông tin, người ta kiểm chứng, đối chiếu rất nhanh, phản hồi rất nhanh và buộc người dịch phải thận trọng hơn trong công việc của mình, phát huy tối đa khả năng của mình.
Ai cũng biết dịch khó, gian khổ và vất vả. Mặt khác nữa, một bản dịch muốn tốt hay không, còn phụ thuộc vào người biên tập bản dịch có kỹ càng, xứng tầm trình độ với bản gốc hay không. Một khía cạnh nữa tôi nghĩ cũng phải đề cao là vai trò của phê bình dịch, phải chỉ ra và trao đổi với dịch giả những chỗ còn nhiều khúc mắc.
Cái được nhất với người dịch như tôi, là vốn đã thận trọng rồi thì bây giờ phải thận trọng hơn. Cuốn của Cao Việt Dũng sau đó đã được phát hành lại rất nghiêm túc. Tôi nghĩ, những người dịch chưa chắc họ đã đúng hết được 100%. Có thể do vội, do ẩu nhưng cũng có thể do họ không đủ trình độ để hiểu hết bản gốc với văn phong và ngữ nghĩa trúc trắc, ẩn ý.
Như chúng ta thấy, hiện nay, mảng văn học dịch đang đóng góp nhiều cho đời sống văn học hơn so với văn học viết. Nhiều tác phẩm dịch thuật lớn đã được vinh danh, do đó không thể phủ nhận công lao của nền văn học dịch.
- Năm qua, chuyện buồn của giới nhà văn là sự ầm ĩ quanh chuyện từ chối giải thưởng của Hội Nhà văn. Nhà văn thì luôn cá tính và bộc trực thể hiện cái tôi. Vì thế, văn hóa ứng xử của giới nhà văn, không phải tới bây giờ mới có những chuyện khiến người ngoài thấy khó hiểu. Nhà văn, nên chăng cũng cần có một cách ứng chừng mực?
Một nhà văn khi ra sách thì nó trở thành sản phẩm xã hội. Độc giả có quyền đọc, có thể chọn vào hệ thống giải thưởng mà không cần phải xin phép. Nhưng khi có giải, nhà văn có quyền từ chối giải thưởng nhưng phải trình bày một cách nghiêm túc, rõ ràng, minh bạch thì nó sẽ tốt đẹp hơn. Giống như Học giả Nguyễn Khánh Linh rất nhã nhặn từ chối giải thưởng của mình với quan điểm, tôi không làm vì giải thưởng mà làm vì phổ biến kiến thức.
Tôi nghĩ, bên trao có quyền trao, bên nhận có quyền nhận. Nhưng các nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật là người có văn hóa, có ứng xử đẹp thì đôi lúc lại đang thiếu cái ứng xử đẹp. Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung phải tập văn hóa cơ bản nhất của con người là văn hiến.
- Văn học Việt Nam năm qua, theo cảm quan của một người làm nghề như ông, có thật sự có điểm nhấn?
Không thể nói một cách hồ đồ vì tôi không tổng kết được năm qua, chúng ta có thêm bao nhiêu cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, tập thơ. Nhưng bằng cảm quan của tôi, văn học 2012 phát triển bình thường chưa có gì cải tiến. Lớp trẻ cũng thế. Hiện tượng như Nguyễn Ngọc Tư hay tác giả trẻ bùng lên thì không có trong năm 2012.
- Nhưng cũng có vài hiện tượng đáng để lưu tâm tới phải không ạ?
Năm nay cũng có hiện tượng mới, là lối viết đặc thân với hai cuốn “Hồn Trần”, tập “Chân dung tiểu luận”. Ít nhất nó cũng gây ra tranh cãi về lối viết hậu hiện đại hay không. Đó là lối viết rất khác.
Nhưng tôi nghĩ, văn học Việt Nam hiện nay còn hiền. Ngay cả người trẻ cũng hiền. Rất ít người dám thể hiện, dám thử thách.
- Nghĩa là còn nhiều nỗi ưu tư với nền văn học Việt?
Tôi luôn cổ vũ tinh thần sáng tạo cái mới. Trước hết phải cái lạ, cái khác, cái mới. Nhưng rõ ràng Văn học Việt Nam đang thiếu cái táo bạo, vẫn còn hiền quá.
Xin cảm ơn dịch giả Phạm Xuân Nguyên và chúc ông năm mới vạn sự như ý!
Ý kiến bạn đọc