(VnMedia) – Người thì phát khóc vì khao khát một tấm sổ đỏ, người thì nức nở nghẹn ngào khi nói về nơi đã gắn bó với tuổi đời của Hãng Phim truyện Việt Nam… các nghệ sỹ lão làng của Hãng phim Truyện Việt Nam đồng loạt kêu cứu trước thực trạng khốn khó trăm bề của Hãng.
>> "Nguyện vọng giữ lại nhà Thủy tạ là chính đáng"
>> Toàn cảnh câu chuyện "mất đất" của Hãng phim Truyện
Nhà Thủy phi cơ đối mặt với khả năng bị thu hồi phục vụ xây dựng bến thủy cứu hộ |
Nhà biên kịch Hồng Ngát – Nguyên Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam
Hãng phim Truyện Việt
Trong nhiều năm qua, chúng tôi đóng đầy đủ thuế cho Nhà nước thì Nhà nước phải có nghĩa vụ cấp đầy đủ sổ đỏ nhưng cho tới nay, sổ đỏ vẫn chưa có. Nếu UBND thành phố thu hồi Thủy phi cơ này để phục vụ lợi ích chính đáng, có chiến lược cho đất nước thì chúng tôi chấp nhận. Nhưng chúng tôi không biết là thu hồi cho dự án nào khiến anh chị em nghệ sỹ đều phấp phỏm. Tôi tha thiết mong làm sao chính danh Hãng phim Truyện được tồn tại vĩnh viễn trên đất Thụy Khuê.
Vấn đề thứ hai tôi muốn đặt ra với Lãnh đạo Bộ là cơ chế nào tồn tại và phát triển cho Hãng phim Truyện để nó phát triển xứng với lịch sử hơn 50 năm của nó. Tại sao Hãng phim Giải phóng có sổ đỏ, có cơ sở vật chất tuyệt vời mà một Hãng phim Truyện có bề dày lịch sử ngay đây mà lại không được như thế. Một hãng phim lớn như thế mà nay tàn lụi đến mức này, lương anh em chỉ có 400-500.000 đồng, thật thê thảm
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục
Lẽ ra trong một không khí cuối năm lại được họp mặt đông đủ để bàn về sự phát triển điện ảnh Việt
Nếu chúng ta khai thác tốt nhà Thủy tạ với tư cách Bảo tàng điện ảnh Việt
Giao nhà Thủy phi cơ cho Hãng xây dựng dự án bảo tàng điện ảnh Việt
Trong khi, đáng lý chúng ta phải lo lắng cả nền điện ảnh đang gặp khó khăn vô vàn thì chúng ta lại ngồi bàn chuyện rất nhỏ. Tại sao thành phố không nghĩ, nếu sửa pháp lý đó để trở thành Bảo tàng thì làm vẫn tốt hơn chứ.
Tôi thiết tha các cơ quan có thẩm quyền xem xét đến nơi, đến chốn những hồ sơ pháp lý về nhà Thủy phi cơ để bàn thảo, nên đổ ra thêm ra, xây nhà hàng, lấn cảnh quan Hồ Tây tốt hơn hay làm Bảo tàng điện ảnh Việt Nam tốt hơn.
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn
Bộ chưa làm đến nơi đến chốn việc làm được sổ đỏ cho Hãng phim Truyện Việt
Tôi đã từng dẫn vài đoàn quốc tế, có người hứa đầu tư hàng tỉ đô la, nhưng cuối cùng khi ra về mới ngã ngửa mảnh đất không có sổ đỏ, không có quyền quản lý mảnh đất nên không làm gì được.
Chúng ta nói chuyện sổ đỏ không phải để chỉ nói về việc giữ lại nhà Thủy phi cơ, mà vấn đề là bây giờ phải cấp sổ đỏ cho Hãng phim Truyện Việt Nam phát triển xứng đáng nền văn nghệ cách mạng.
Trong đấu tranh, giới văn hóa chỉ có giấy bút và hình ảnh sẽ khó thắng. Chỉ cần chúng ta mạnh mẽ có thể giải quyết được những khó khăn. Chúng tôi tha thiết đề nghị Bộ Văn hóa có một đối phạm nghiêm chỉnh, quyết liệt với TP. Hà Nội.
Nhà biên kịch Nhuận Cầm
Thưa các đồng chí máu có đỏ không. Bao nhiêu liệt sĩ cầm máy quay, đã phải đổ máu vì lịch sử. Vì thế, hãy cho chúng tôi quyển màu đỏ. Chúng tôi muốn sổ đỏ để tiếp tục nền điện ảnh cách mạng Việt
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng
Phải an cư thì mới lạc nghiệp. Đó là điều mà ai cũng biết. Ban quản lý dự án đầu tiên đổ đất để làm một công trình công cộng. Nhưng biết đâu ngày mai, nơi này thành nhà hàng, khách sạn.
Chúng tôi chỉ tha thiết một tấm sổ đỏ. Nếu có sổ đỏ, chúng tôi sẽ tự tìm nguồn vốn để xây dựng lại Hãng khang trang hơn. Cứ như thế này sẽ không có tương lai gì cả. Với đạo diễn trẻ như tôi còn bi quan thế, thì không rõ các đạo diễn lão thành khác nghĩ như thế nào.
Rất nhiều nghệ sỹ của Hãng phim Truyện Việt Nam đều cùng bày tỏ sự bức xúc, "n
Ý kiến bạn đọc