(VnMedia) – Khi chuyện “Một người khỏe, hai người vui” đã phải vào tới bàn nghị sự của Quốc hội, thì sự phản cảm văn hóa của quảng cáo thuốc thật tiên này đã không còn là câu chuyện thắc mắc của con trẻ nữa.
Cấm thì cấm, vẫn cứ lên sóng quốc gia
Sự mỹ miều của những quảng cáo về thuốc kích thích ham muốn trên truyền hình, không chỉ làm thơ mộng hóa tác dụng của liều thuốc thần kỳ, mà còn là một cách ẩn mình đầy trá hình cho sự lách luật tài ba của các nhà sản xuất.
Thôi thì, các chị em đến kỳ mãn kinh, yên tâm đã có “Ích xuân Bảo Nguyên, đánh thức tuổi xuân”; các anh chàng sắp hết thời sung mãn, đã có “Nam thận bảo, bổ thận nam, một người khỏe hai người vui”; hay cần sản sinh Testosteron để thể hiện sự nam tính, đã có Adam Nhất Nhất; quý ông muốn khỏe khoắn thì đã có sâm Alipas – chậm mãn dục, phục hồi sinh lực phái mạnh…
|
“Một người khỏe, hai người vui” thành slogan cho cả con trẻ dù các bé không hiểu gì |
Trên sóng truyền hình Hà Nội, nhãn hàng Nhất Nhất còn chiếm nguyên sóng lúc 11h50 trưa hàng ngày. Và, dược phẩm Nhất Nhất chẳng xá gì “chém gió” trên sóng truyền hình về công dụng của Tố Nữ Nhất Nhất, Adam Nhất Nhất với chuyện phòng the.
Mới đây, chuyện “Một người khỏe, hai người vui” đã được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội khi bàn về Luật quảng cáo. Đại biểu của tỉnh Quảng
Trong khi thuốc kích dục bị dán mác cấm tại Việt
Nỗi sợ hãi khi bị ô nhiễm bởi quảng cáo phòng the, kích dục
Trĩ, tiêu chảy, phụ khoa… sẽ chỉ là một số thứ quảng cáo phản cảm, dễ khiến người ta mắc ói nếu vô tình nghe phải trong giờ ăn uống. Nhưng, những thứ ý, còn có thể giải thích với con trẻ. Chứ chuyện “Một người khỏe, hai người vui” thì không ít bà mẹ đã từng phải mắc nghẹn hoặc tảng lờ khi bị con tra vấn “Tại sao không phải là một người khỏe, cả nhà vui mẹ nhỉ?”.
Trẻ con dễ bị lôi cuốn bởi quảng cáo trên truyền hình. Chúng nhanh thuộc và dễ nhớ những slogan, những câu nói nhai đi, nhai lại tác dụng của các loại thuốc hàng ngày trên sóng truyền hình. Những bà mẹ nào từng mếu dở khi thấy con đòi uống Fristi để cao lớn, tiêu diệt kẻ thù thì cũng dễ bị cứng họng khi con đòi sâm Alipas để có được “sinh lực phái mạnh”.
Tới quảng cáo thuốc phòng the, ắt là sẽ có ảnh nam – nữ trong bộ đồ ngủ đầy khêu gợi bên chiếc giường trải ga trắng muốt, lúc thì mặt buồn tã tượi đẩy nhau ra, lúc thì ôm nhau mê muội sau liều thuốc tiên thần dược… khiến người lớn phải ngượng mặt.
Các tầng lớp ông, bà nội - ngoại thì nóng mặt, chuyển kênh, mồm lầm bầm chửi, còn con trẻ thì reo hò, nhại quảng cáo… Không chỉ làm ô nhiễm phần nhìn với những bộ cánh mát mẻ ở phòng ngủ, quảng cáo thuốc phòng the còn để ngỏ những ý tứ đầy gợi dục trên sóng truyền hình phục vụ hàng chục triệu khán giả cả nước.
Bị bội thực vì quảng cáo là một nhẽ, nhưng bị cưỡng bức bởi những thứ quảng cáo kích dục, phòng the phản văn hóa sẽ làm ô nhiễm những tâm hồn non nớt của trẻ thơ. Thật buồn thay, khi không ít bà mẹ bị “cấm khẩu”, rơi vào cảnh bất lực ngôn ngữ khi bị con nhỏ thắc mắc: "Mãn dục, mãn kinh là gì hả mẹ?", "Suy giảm khả năng sinh lý là gì?", "Mẹ ơi, ngại gần gũi là sao hả mẹ?"...
Ý kiến bạn đọc