(VnMedia) - Nằm trong chương trình của lễ hội đền Trần Thái Bình năm nay có một phần thi khá độc đáo, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân nơi đây cũng như du khách thập phương, đó là phần thi cỗ cá.
Thi cỗ cá là một tục lệ độc đáo của xã Tiến Đức (Huyện Hưng Hà - Tỉnh Thái Bình) để tưởng nhớ tới thuở hàn vi nhà Trần sống bằng nghề đánh cá. Vì gắn bó với nghề này mà các vị tổ tiên nhà Trần thường ghép tên mình với tên một số loại như Trần Kinh là cá kình, Trần hấp là cá trắm…
Theo các cụ cao niên trong xã Tiến Đức, lệ thi cỗ cá có 8 thôn làng tham gia và được chia làm 8 giáp, mỗi giáp 15 người. Mâm cỗ được các làng chuẩn bị chu đáo bằng các loại cá trắm, cá mè, cá chép, không được trật vẩy, gẫy vây, gẫy đuôi. Giáp nào được giải nhất sẽ được đem cỗ cá vào cúng ở đền các vua và nhận giải của Ban tổ chức lễ hội.
Thi cỗ cá có 2 loại là cỗ đơn và cỗ kép: Cỗ kép gồm 1 con cá trắm đen, 4 con cá mè. Khi bầy cỗ, cá được đặt lên phên gỗ, miệng và mang cá được cắm hoa mẫu đơn và rải lá đinh lăng xung quanh. Cá trắm đặt giữa, cá mè ở 4 góc, úp bụng cá xuống dưới, lưng cá quay lên trên sau đó phủ vải điều. Tầng dưới là 4 bát tàu đựng thịt lợn luộc đặt ở 4 góc đỡ của phên gỗ để cá trắm ở trên. Tầng dưới đặt 2 đĩa giò lụa, 2 đĩa giò pha, 1 đĩa chả chìa, 1 đĩa nem, 1 đĩa dưa hành, 1 bát mọc miến, 1 đĩa xôi; Cỗ đơn được làm và bày như cỗ kép nhưng không có cá trắm mà thay bằng cá chép từ 3 kg trở lên.
Các làng diễu hành dự hội thi cỗ cá |
|
Mỗi làng biện lễ theo cách độc đáo riêng... |
|
Với cách chế biến tinh xảo... |
|
Cá nào cũng căng phồng và không bong vảy |
|
8 làng đã hoàn tất... |
|
....và ban giám khảo bắt tay vào chấm điểm |
Ý kiến bạn đọc