Tưng bừng hội rước pháo làng Đồng Kỵ

20:58, 26/01/2012
|

(VnMedia) - Là lễ hội khai Xuân sớm nhất vào ngày mùng 4 tháng Giêng, hội làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) còn là một lễ hội độc đáo với những màn rước pháo, dô quan đám rất đặc sắc.

>> Nhộn nhịp chợ hoa Tết ngày cuối năm
>> Hà Nội trầm lắng, lãng mạn sáng đầu năm

Làng Đồng Kỵ là một trong những làng nổi tiếng nhất với nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ. Ngôi làng thuộc diện giàu có nhất của vùng đất Kinh Bắc này còn nổi tiếng từ xưa với lễ hội rước pháo độc đáo.

Hội làng Đồng Kỵ là lễ hội khai Xuân sớm nhất, diễn ra từ mùng 3 - 5 Tết Âm lịch. Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu nhất của xứ Kinh Bắc, cùng với Hội Lim và hội Đền Đô.

Tương truyền, lễ hội này có từ thời Hùng Vương, dựa trên truyền thống đánh thủy quái của vị Thành Hoàng làng, và truyền thống chống ngoại xâm của 4 vị tướng của làng.

Hội làng Đồng Kỵ có rất nhiều trò chơi thú vị như đấu vật, chọi gà, đánh cờ, kéo co, nhưng 2 phần đặc sắc và thu hút nhiều người nhất là tiết mục rước pháo và “dô quan Đám”.

Hàng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (quan Đám đỏ). Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo từ nhỏ đến to, hình quả pháo là hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m.

Ngày mồng 3 là lễ rước vua về làng. Tối mồng 3 là lễ chạy quan đám, dựa theo cuộc tổng động viên quân lính đánh giặc xưa kia. Mồng 4 là lễ rước pháo ra đình để hội quân, sau lễ thờ Thành Hoàng làng là phần hấp dẫn nhất của lễ hội là đốt 4 quả pháo (để kích lệ tinh thần quân lính xưa kia).

Do pháo quá lớn dễ gây nguy hiểm nên hiện nay theo quyết định của Chính phủ về cấm đốt pháo năm 1994, các hình thức của lễ hội đã thay đổi ít nhiều, không còn hội đốt pháo nữa, pháo hiện tại cũng chỉ là pháo giả dùng cho lễ hội.

Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân (dô quan đám). Đây cũng là phần hấp dẫn của hội pháo. Các ông đám sẽ được công trên vai bởi những chàng trai đang độ sung sức làm động tác múa như muốn cổ động tinh thần quân lính và như chào tạm biệt nhân dân đi đánh giặc.

Đây là một phong tục hay vẫn đang được duy trì và phát huy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Lan Anh - (Tin, ảnh)

Ý kiến bạn đọc