(VnMedia) - Thử nghiệm trên kéo dài một năm sẽ kiểm tra khả năng hoạt động của siêu máy tính trong vũ trụ và mục đích sau cùng đưa một chiếc đến Sao Hỏa.
Vào thứ 2 tới đây, Tập đoàn chuyên về máy tính Hewlett Packard Enterprise đang hợp tác với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) sẽ đưa một siêu máy tính vào không gian, mục tiêu sau cùng của thử nghiệm này là xây dựng các tài nguyên máy tính có thể phục vụ cho việc nghiên cứu trên sao Hỏa.
Siêu máy tính này có tên gọi là Spaceborne Computer, sẽ khởi hành từ Trung tâm Hàng không Kennedy ở Bang Florida, Hoa Kỳ trên chiếc tên lửa SpaceX CRS-12, được phát triển bởi dự án SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Tên lửa này sẽ gửi Tàu vũ trụ SpaceX Dragon cùng đi với siêu máy tính đến phòng nghiên cứu quốc gia thuộc Trạm Không gian Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Mục tiêu của thử nghiệm chung này là để xem hoạt động của siêu máy tính trong không gian trong khoảng thời gian 01 năm, đây cũng là khoảng thời gian để đi tới sao Hỏa.
Hiện nay, việc tính toán những khó khăn, rào cản trong không gian còn nhiều hạn chế và rất nhiều phép tính cần thiết cho nghiên cứu không gian được thực hiện ở Trái Đất. Đối với phi hành gia trên sao Hỏa, có thể phải đợi đến 40 phút mới liên lạc được với Trái đất và ngược lại.
Alain Andreoli, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc GM Tập đoàn cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu của HPE cho biết, một cuộc thăm dò dài như vậy là rất cần thiết, vì nó góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức, nguy hiểm mà đoàn phi hành gia có thể gặp phải mà ở mặt đất họ không lường trước được. Nhiệm vụ nghiên cứu trên sao Hỏa sẽ đòi hỏi các nguồn máy tính tinh vi có khả năng mở rộng thời gian hoạt động.
Andreoli cũng cho biết thử nghiệm này sẽ là khởi đầu cho các khám phá mới và làm thế nào để nâng cấp dòng máy tính hiệu suất cao trên Trái Đất, đồng thời có khả năng tạo ra làn sóng đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ khác.
Siêu máy tính Spaceborne Computer không có bất kỳ sửa đổi phần cứng nào. Nó bao gồm các hệ thống lớp HPE Apollo 40 với một kết nối HPC tốc độ cao đang chạy một hệ điều hành Linux nguồn mở.
Hệ thống máy tính thương mại hiệu suất cao (COTS) trước đây chưa bao giờ được đưa vào chạy thử nghiệm trong không gian. NASA thường chỉ chấp nhận máy tính được đưa vào không gian một khi chúng đã được trang bị khá kỹ càng để chịu được các biến cố như bức xạ, tia nắng mặt trời, các bụi vũ trụ, điện năng không ổn định và làm mát không đều.
Tuy nhiên, thay vì bổ sung thêm các sửa đổi cho phần cứng tốn kém và khá cồng kềnh, HPE đã làm lại các hệ thống phần mềm có chủ đích xây dựng. Phần mềm có thể quản lý việc điều chỉnh thời gian thực của các hệ thống máy tính để đối phó lại các sự bức xạ và các điều kiện bên ngoài khác. Hệ thống này cũng bao gồm một vỏ bọc bằng nước được làm mát độc đáo cho phần cứng.
Hoàng Thanh (Theo netzd)
Ý kiến bạn đọc