(VnMedia) - Người dân là chủ thể quan trọng nhất của đô thị, chính vì vậy việc trở thành một đô thị thông minh cũng hướng tới mục tiêu sau cùng là đem lại lợi ích cho người dân. Dưới đây là 8 lợi ích cơ bản mà người dân sẽ được hưởng khi TPHCM trở thành một smart city.
1. Tham gia vào quá trình giám sát, xây dựng và phát triển đô thị: Người dân sẽ được tạo cơ hội tối đa cả về thời gian và cách thức để được tham gia góp ý thông qua các trang thông tin, diễn đàn điện tử, mạng xã hội; tổng đài điện thoại, hệ thống thu thập ý kiến, đánh giá dịch vụ công; các ứng dụng trên điện thoại di động/máy tính bảng...
2. Thực hiện các dịch vụ hành chính công nhanh chóng: Với smart city, các thủ tục hành chính công được cung cấp dưới hình thức trực tuyến (qua Internet), cho phép người dân có thể thực hiện đăng ký tại nhà, thanh toán qua giao dịch điện tử và nhận kết quả qua dịch vụ bưu điện.
Hệ thống dữ liệu hành chính liên thông dùng chung giữa các cơ quan nhà nước cũng sẽ giảm thiểu các khâu photo, công chứng các loại giấy tờ, hồ sơ. Người dân có thể theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, yêu cầu, khiếu nại từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu cuối cùng một cách minh bạch thông qua các công cụ trực tuyến. xuất của người dân được minh bạch.
3. Tiện ích từ hệ thống giao thông công cộng hiện đại: Dữ liệu về hiện trạng và dự báo tình hình giao thông được cung cấp rộng rãi cho người dân giúp chủ động giảm ùn tắc trên các tuyến đường. Các hệ thống điều khiển đèn tín hiệu thông minh giúp nhanh chóng thoát lưu lượng cho các khu vực khi phát hiện có (nguy cơ) ùn tắc.
Hệ thống vận tải hành khách công cộng có chất lượng phục vụ tốt hơn nhờ các hệ thống giám sát giúp nâng cao an ninh, an toàn cho hành khách. Hệ thống xe buýt, tàu điện metro, phà có thể sử dụng vé (thẻ hành khách) liên thông xuyên suốt.
Ứng dụng trên điện thoại giúp tìm nơi đỗ xe, cho phép thanh toán qua giao dịch điện tử.
4. Các dữ liệu lịch sử về ngập nước, kết hợp với các nguồn dữ liệu khác như địa hình, xây dựng, giao thông, dân cư... được đưa vào các mô hình tính toán dự báo quy hoạch cho thành phố để đảm bảo có phương án chống ngập hiệu quả và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
Các dữ liệu lịch sử về ngập nước, kết hợp với các nguồn dữ liệu khác như địa hình, xây dựng, giao thông, dân cư... được đưa vào các mô hình tính toán dự báo quy hoạch cho thành phố để đảm bảo có phương án chống ngập hiệu quả và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
5. Tiện ích từ hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe hiện đại: Việc khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế trở nên đơn giản và thuận tiện và tránh sai sót hơn thông qua hệ thống bệnh án, hồ sơ sức khỏe điện tử lưu trữ các thông tin lịch sử của bệnh nhân, triển khai các phương thức khám bệnh mới ví dụ như khám chữa bệnh từ xa.
Cổng thông tin điện tử ngành y tế sẽ cung cấp dữ liệu “mở” về cấp phép để người dân chủ động giám sát các cơ sở khám chữa bệnh, các phòng khám tư nếu hoạt động không đúng giấy phép hay trái quy định; các thông tin về tình hình dịch bệnh, hướng dẫn phòng chống, các thông tin liên quan đến thuốc, dược phẩm...
Trong tương lai, bệnh nhân được trang bị các thiết bị đeo thông minh giám sát sức khỏe từ xa, cung cấp thông tin để cảnh báo cũng như dự báo nhu cầu của bệnh nhân.
6. Sử dụng nguồn thực phẩm an toàn: Trong quá trình xây dựng smart city, TPHCM cũng sẽ cung cấp dữ liệu “mở” về cấp phép, an toàn thực phẩm, giúp người dân chủ động giám sát chất lượng cũng như phản ánh về tình trạng mất an toàn thực phẩm với chính quyền.
Ứng dụng trên điện thoại di động sẽ cho phép người dân có thể truy xuất được nguồn gốc của nhiều loại thực phẩm để có thể yên tâm hơn khi mua và sử dụng thực phẩm.
Chính quyền sẽ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tiến đến kiểm soát toàn trình các chuỗi cung ứng thực phẩm sạch nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm và sức khỏe cho cộng đồng.
7. Môi trường sống an toàn: Các hệ thống camera giám sát theo dõi tình hình an ninh, phát giác tội phạm, hỗ trợ phát hiện vi phạm (giao thông, lấn chiếm lòng lề đường...) để xử phạt từ xa.
Thành phố sẽ tổ chức Trung tâm ứng cứu xử lý tình huống khẩn cấp trên cơ sở liên thông giữa hệ thống 113-114-115 có khả năng định vị cuộc gọi khẩn cấp để xử lý các sự cố nhanh nhất, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Chính quyền phân tích các dữ liệu về tình hình an ninh trật tự xã hội để dự báo tội phạm, xây dựng các phương án ứng phó và bố trí nguồn lực phòng chống hợp lý.
8. Nền giáo dục mang tính thực tiễn, chất lượng cao: Công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ xây dựng các mô hình lớp học thông minh, nâng cao tần suất tương tác giữa giáo viên và học sinh, giúp xây dựng môi trường học tập mang tính thực tiễn, hướng đến các hình thức giảng dạy ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (S .T.E.M), giáo dục định hướng cá thể tiên tiến trên thế giới. Các mô hình đào tạo trực tuyến cho phép người dân học ở mọi lúc mọi nơi, hướng đến xây dựng xã hội học tập.
Phụ huynh theo dõi kết quả học tập của con em qua sổ liên lạc điện tử, và tương tác với giáo viên, nhà trường qua email, tin nhắn, mạng xã hội, ứng dụng trên điện thoại.
Thông qua việc nâng cao chất lượng dự báo nguồn nhân lực , sinh viên ra trường sẽ được trang bị các kỹ năng phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động, có cơ hội cao để tìm được việc làm đúng với ngành nghề đào tạo; doanh nghiệp sẽ tìm được nguồn cung lao động phù hợp về cả số lượng lẫn chất lượng.
Ý kiến bạn đọc