Ngắm hệ thống radar tên lửa độc nhất vô nhị của Nga

16:18, 13/10/2017
|

(VnMedia) - Bộ Quốc phòng Nga đang tiến hành nâng cấp hệ thống radar tên lửa Don-2N để tăng cường tầm hoạt động và có thể phát hiện cả mục tiêu là tên lửa đạn đạo lẫn các vật thể nhỏ trong không gian.

Ý tưởng thiết kế đài radar chống tên lửa Don-2N đã được đề xuất vào cuối những năm 1960 khi Liên Xô tiến hành xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới (ABM). Song phải đến tháng 6/1975, Don-2N với chính thức được Viện nghiên cứu Kỹ thuật Mints đảm nhiệm phát triển để nâng cấp hệ thống ABM của Moscow.

Đến năm 1978, trạm Don-2N bắt đầu được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1989 ở Pushkino, gần Moscow. Radar cảnh báo sớm chống tên lửa Don-2N trở thành một bộ phận tối quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo A-135 bảo vệ Moscow, có khả năng bao phủ 360 độ, cung cấp cho các hệ thống đánh chặn GAZELLE và GORGON.

Được thiết kế để phát hiện tên lửa đạn đạo và tàu vũ trụ, trạm radar “Don-2N” có thể tìm được vật thể nhỏ nhất trong vũ trụ, với đường kính chỉ khoảng 5cm.

Trạm radar chống tên lửa Don-2N có nhiệm vụ giám sát liên tục nhằm phát hiện, phân loại, theo dõi và chỉ thị mục tiêu đánh chặn tên lửa bảo vệ Moscow.

Nếu nhìn từ trên cao công trình Don-2N, nằm gần Moscow, trông giống với kim tự tháp không chóp, toát lên vẻ kỳ bí.

Radar Don-2N có cạnh đáy dài 100 mét, cao 35 mét. Để xây dựng "kiến trúc đồ sộ" này người ta phải tiêu tốn 32.000 tấn sắt thép, 50.000 tấn bê tông, 20.000 km dây cáp điện và hàng trăm km đường ống cáp nhiều loại khác.

Bốn mặt phẳng hình thang của Don-2N là khung trạm phát sóng và xử lý tín hiệu.

Hình tròn mỗi mặt có đường kính 16 mét chính là ăng ten mảng pha phần tử thụ động của Don-2N.

Don-2N là radar mảng pha (có tần số cập nhật tham số mục tiêu cao và chính xác), có khả năng giám sát không phận ở độ cao tới 40.000km, 24h/24h. Nó phát hiện và tìm đường của mục tiêu, thiết lập vị trí, tọa độ của chúng và dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu. Radar Don-2N bao gồm 4 ăng ten cố định, đường kính 16m, hệ thống xử lý tín hiệu kỹ thuật số và hệ thống máy tính điều khiển vạn năng, dựa trên thiết bị Elbrus-2.

Radar cảnh báo sớm chống tên lửa Don-2N trở thành một bộ phận tối quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo A-135 bảo vệ Moscow khỏi các cuộc tấn công hạt nhân, có khả năng bao phủ 360 độ, cung cấp cho các hệ thống đánh chặn GAZELLE và GORGON.

Trạm này cũng tương tác với hệ thống tháp phân tích các sóng điện tử ở bước nhỏ Fryazino.

Cùng với khả năng xử lý kỹ thuật số các tín hiệu và thông tin, Don-2N còn có kênh điều khiển tên lửa chống tên lửa và một loạt các tín hiệu thăm dò, khiến nó có thể hoạt động trong nhiều chế độ. Thậm chí, Don-2N còn có thể quét các vật thể nhỏ trên không gian có kích thước chỉ vài cm.

Trạm radar chống tên lửa Don-2N có thể theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu .Trạm còn có thể tính toán được vị trí xuất phát điểm của tên lửa được phóng.

Bản đồ quét không gian của radar Don-2N. Các dữ liệu này được bắt bằng hệ thống các ăng-ten mạng pha dài 16 mét được treo trên trạm hình kim tự tháp cao 45 mét, dài và rộng 100 mét. Trạm này cũng tương tác với hệ thống tháp phân tích các sóng điện tử ở bước nhỏ Fryazino.

Cùng với khả năng xử lý kỹ thuật số các tín hiệu và thông tin, Don-2N còn có kênh điều khiển tên lửa chống tên lửa và một loạt các tín hiệu thăm dò, khiến nó có thể hoạt động trong nhiều chế độ. Thậm chí, Don-2N còn có thể quét các vật thể nhỏ trên không gian có kích thước chỉ vài cm.

Các thông tin thu thập sẽ được truyền tải về trạm và được các nhân viên trong trạm phân tích. Những máy tính này được kết nối với một siêu máy tính kiểm soát hệ thống có khả năng thực hiện 1 tỷ phép tính mỗi giây. Trạm radar chống tên lửa Don-2N có thể theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu. Trạm còn có thể tính toán được vị trí xuất phát điểm của tên lửa được phóng.

Radar Don-2N không chỉ cung cấp đa dạng thông tin, còn có khả năng thích ứng trong mọi điều kiện và hoạt động mang tính tự động hóa cao. Đến nay trạm Don-2N vẫn là một trong những thành phần thuộc ABM-135 của Nga nhằm bảo vệ Moskva khỏi các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo.

Đan Khanh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc