9 cây cầu có thiết kế ấn tượng nhất thế giới

10:27, 27/08/2017
|

Những cây cầu này gây ấn tượng bởi kiến trúc vô cùng độc đáo và mục đích sử dụng của nó.

Cầu Lucky Knot (nút thắt may mắn) Trung Quốc: Lấy ý tưởng từ nút thắt trong văn hóa dân gian của người Trung Quốc, tượng trưng cho may mắn, và thịnh vượng. Cây cầu thép màu đỏ dài 185 m, cao 24 m được khai trương vào cuối năm 2016.
Cầu Lucky Knot (nút thắt may mắn) Trung Quốc: Lấy ý tưởng từ nút thắt trong văn hóa dân gian của người Trung Quốc, tượng trưng cho may mắn, và thịnh vượng. Cây cầu thép màu đỏ dài 185 m, cao 24 m được khai trương vào cuối năm 2016.

(Theo VOV)

Cầu Moses, Halsteren, Hà Lan: Cầu Moses này được xây dựng để có thể đi xuyên qua con hào phòng thủ ngay trước pháo đài Fort de Roovere, Hà Lan. Cây cầu được xây dựng khá thấp, có thể đánh lừa người nhìn từ xa rằng ta đang đi bộ băng qua nước.
Cầu Moses, Halsteren, Hà Lan: Cầu Moses này được xây dựng để có thể đi xuyên qua con hào phòng thủ ngay trước pháo đài Fort de Roovere, Hà Lan. Cây cầu được xây dựng khá thấp, có thể đánh lừa người nhìn từ xa rằng ta đang đi bộ băng qua nước.

 

Cầu Eshima Ohashi, Nhật Bản: Cầu xây dựng từ năm 1997 và chính thức đi vào hoạt động năm 2004, nối liền hai thành phố Matsue và Sakaiminato. Mặc dù, độ dốc của cầu là 6,1% (độ dốc cầu bình thường cho phép là dưới 10%), nhưng khi nhìn ở một góc nào đó, có vẻ như tài xế ô tô đang lái dốc thẳng đứng.
Cầu Eshima Ohashi, Nhật Bản: Cầu xây dựng từ năm 1997 và chính thức đi vào hoạt động năm 2004, nối liền hai thành phố Matsue và Sakaiminato. Mặc dù, độ dốc của cầu là 6,1% (độ dốc cầu bình thường cho phép là dưới 10%), nhưng khi nhìn ở một góc nào đó, có vẻ như tài xế ô tô đang lái dốc thẳng đứng.

 

Cầu Nanpu, Thượng Hải, Trung Quốc: Cầu Nanpu bắc ngang sông Hoàng Phố là một trong những cây cầu chính ở TP Thượng Hải và là cây cầu dây cáp đầu tiên ở Trung Quốc với một nhịp cầu dài hơn 400m. Với cấu trúc hình xoắn ốc, cây cầu giống như một con rồng nằm ngang, trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.
Cầu Nanpu, Thượng Hải, Trung Quốc: Cầu Nanpu bắc ngang sông Hoàng Phố là một trong những cây cầu chính ở TP Thượng Hải và là cây cầu dây cáp đầu tiên ở Trung Quốc với một nhịp cầu dài hơn 400m. Với cấu trúc hình xoắn ốc, cây cầu giống như một con rồng nằm ngang, trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.

 

Cầu Royal Gorge, Colorado, Mỹ: Là một điểm du lịch khá nổi tiếng gần thành phố Canon thuộc bang Colorado của Mỹ, cầu Royal Gorge nằm trên sông Arkansas. Với chiều dài 384m, cao 46m, Royal Gorge được coi là cây cầu cao nhất thế giới trong vòng 70 năm.
Cầu Royal Gorge, Colorado, Mỹ: Là một điểm du lịch khá nổi tiếng gần thành phố Canon thuộc bang Colorado của Mỹ, cầu Royal Gorge nằm trên sông Arkansas. Với chiều dài 384m, cao 46m, Royal Gorge được coi là cây cầu cao nhất thế giới trong vòng 70 năm.

 

Cầu bắc qua vịnh Jiaozhou (Trung Quốc): Với chiều dài hơn 40km, đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới; nối liền khu trung tâm với quận Huangdao của thành phố Thanh Đảo, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai khu vực còn khoảng 30 phút.
Cầu bắc qua vịnh Jiaozhou (Trung Quốc): Với chiều dài hơn 40km, đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới; nối liền khu trung tâm với quận Huangdao của thành phố Thanh Đảo, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai khu vực còn khoảng 30 phút.

 

Cầu đảo Aiola, Graz, Áo: Nằm ở giữa dòng sông Mur ở Graz, chiếc cầu đảo Aiola được thiết kế theo hình con ốc với nhiều ô cửa kính trong suốt. Không chỉ phục vụ cho mục đích đi lại, cây cầu trở thành điểm tổ chức sự kiện, quán bar, sân chơi cho trẻ em để nghỉ ngơi, thư giãn.
Cầu đảo Aiola, Graz, Áo: Nằm ở giữa dòng sông Mur ở Graz, chiếc cầu đảo Aiola được thiết kế theo hình con ốc với nhiều ô cửa kính trong suốt. Không chỉ phục vụ cho mục đích đi lại, cây cầu trở thành điểm tổ chức sự kiện, quán bar, sân chơi cho trẻ em để nghỉ ngơi, thư giãn.

 

Cầu Oresund, biểu tượng ngoại giao của Đan Mạch và Thụy Điển: Oresund là sự kết hợp giữa một cây cầu dây văng dài 8km và một đường hầm ngầm dưới biển dài 4km; điểm trung chuyển là đảo nhân tạo Peberholm. Cây cầu được đưa vào sử dụng từ 7/2000, nối thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmo của Thụy Điển.
Cầu Oresund, biểu tượng ngoại giao của Đan Mạch và Thụy Điển: Oresund là sự kết hợp giữa một cây cầu dây văng dài 8km và một đường hầm ngầm dưới biển dài 4km; điểm trung chuyển là đảo nhân tạo Peberholm. Cây cầu được đưa vào sử dụng từ 7/2000, nối thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmo của Thụy Điển.

 

Cây cầu bằng rễ cây sống, tiểu bang Meghalaya Ấn Độ: Đây là cây cầu tốn ít chi phí xây dựng và ít công sức nhất vì được tạo ra hoàn toàn từ rễ cây. Cây cầu được tạo ra bằng cách uốn rễ cây cao su theo một hình dáng nhất định, ép xuống mặt nước và lan sang phía đối diện. Chỉ sau vài năm, cây cầu được hình thành và tồn tại hàng thế kỷ nhờ sự phát triển của bộ rễ cây.
Cây cầu bằng rễ cây sống, tiểu bang Meghalaya Ấn Độ: Đây là cây cầu tốn ít chi phí xây dựng và ít công sức nhất vì được tạo ra hoàn toàn từ rễ cây. Cây cầu được tạo ra bằng cách uốn rễ cây cao su theo một hình dáng nhất định, ép xuống mặt nước và lan sang phía đối diện. Chỉ sau vài năm, cây cầu được hình thành và tồn tại hàng thế kỷ nhờ sự phát triển của bộ rễ cây.

 


Ý kiến bạn đọc