10 điều đáng ngưỡng mộ về quy hoạch cây xanh ở Singapore

09:34, 16/04/2017
|

Theo quy hoạch cây xanh của Singapore, những tòa nhà lớn buộc phải có không gian cho cây xanh mới được cấp phép xây dựng.

1. Sự hài hòa giữa công trình xây dựng và cây xanh. Singapore có rất nhiều tòa nhà chọc trời. Tuy nhiên, điều này không gây cảm giác chật chội, ngột ngạt như tại nhiều thành phố khác do mật độ xây xanh rất cao của đảo quốc Sư tử đã đem lại sự hài hòa cho cảnh quan đô thị.
1. Sự hài hòa giữa công trình xây dựng và cây xanh. Singapore có rất nhiều tòa nhà chọc trời. Tuy nhiên, điều này không gây cảm giác chật chội, ngột ngạt như tại nhiều thành phố khác do mật độ xây xanh rất cao của đảo quốc Sư tử đã đem lại sự hài hòa cho cảnh quan đô thị.

 

2. Các tòa nhà phải
2. Các tòa nhà phải "xanh" mới được cấp phép xây dựng. Theo quy hoạch cây xanh của Singapore, những tòa nhà lớn buộc phải có không gian cho cây xanh mới được cấp phép xây dựng. Do vậy, các cao ốc ở Singapore đều được thiết kế để có không gian cho cây xanh phát triển. Phần mái và sảnh của nhiều công trình được biến thành nơi trồng cây.

 

3. Tỉ lệ phủ xanh đô thị cao nhất thế giới. Ti lệ cây xanh phủ bóng tới 50% diện tích đô thị khiến Singapore trở thành một trong những thành phố có độ phủ xanh cao nhất thế giới.
3. Tỉ lệ phủ xanh đô thị cao nhất thế giới. Ti lệ cây xanh phủ bóng tới 50% diện tích đô thị khiến Singapore trở thành một trong những thành phố có độ phủ xanh cao nhất thế giới.

 

 4. Tốc độ phủ xanh tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế và dân số. Thông thường, tỉ lệ phủ xanh của các thành phố sẽ suy giảm cùng với đà phát triển kinh tế và dân số. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra hoàn toàn ngược lại ở Singapore. Từ thập niên 1960 đến nay, dù kinh tế và dân số liên tục tăng trưởng, tỉ lệ phủ xanh của Singapore liên tục được nâng cao.
4. Tốc độ phủ xanh tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế và dân số. Thông thường, tỉ lệ phủ xanh của các thành phố sẽ suy giảm cùng với đà phát triển kinh tế và dân số. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra hoàn toàn ngược lại ở Singapore. Từ thập niên 1960 đến nay, dù kinh tế và dân số liên tục tăng trưởng, tỉ lệ phủ xanh của Singapore liên tục được nâng cao.

 

5. Mô hình rừng trong thành phố. Nhiều khu vực của Singapore được quy hoạch thành những khu rừng bán tự nhiên, trở thành những lá phổi xanh cùng như điểm du lịch thu hút nhiều du khách ghé thăm.
5. Mô hình rừng trong thành phố. Nhiều khu vực của Singapore được quy hoạch thành những khu rừng bán tự nhiên, trở thành những lá phổi xanh cùng như điểm du lịch thu hút nhiều du khách ghé thăm.

 

6. Mọi khoảng trống trên đường phố được tận dụng để trồng cây xanh. Tất cả các diện tích để trồng trên đường phố như dải phân cách, tiểu đảo giao thông, đất ven sông... đều được phủ bóng cây xanh một cách bài bản.
6. Mọi khoảng trống trên đường phố được tận dụng để trồng cây xanh. Tất cả các diện tích để trồng trên đường phố như dải phân cách, tiểu đảo giao thông, đất ven sông... đều được phủ bóng cây xanh một cách bài bản.

 

7. Vườn hoa trên cao. Cầu vượt dành cho người đi bộ ở Singapore thường được thiết kế như những khu vườn treo, nơi trồng rất nhiều loài hoa rực rỡ.
7. Vườn hoa trên cao. Cầu vượt dành cho người đi bộ ở Singapore thường được thiết kế như những khu vườn treo, nơi trồng rất nhiều loài hoa rực rỡ.

 

8. 5 loài cây chủ lực. Dựa trên các nghiên cứu khoa học về điều kiện tự nhiên và quy hoạch kiến trúc của Singapore, chính phủ của đảo quốc này xác định 5 loài cây chủ lực được trồng trên đường phố. Đó là các loài cây lim sét, lọng ô, muồng tím, angsana và xà cừ.
8. 5 loài cây chủ lực. Dựa trên các nghiên cứu khoa học về điều kiện tự nhiên và quy hoạch kiến trúc của Singapore, chính phủ của đảo quốc này xác định 5 loài cây chủ lực được trồng trên đường phố. Đó là các loài cây lim sét, lọng ô, muồng tím, angsana và xà cừ.

 

9. Bảo vệ cây xanh bằng luật. Cây xanh ở Singapore được bảo vệ bằng những nhiều luật rất nghiêm khắc. Tùy theo mức độ vi phạm, người xâm hại cây xanh có thể bị phạt tiền, đòn roi hoặc vào tù.
9. Bảo vệ cây xanh bằng luật. Cây xanh ở Singapore được bảo vệ bằng những nhiều luật rất nghiêm khắc. Tùy theo mức độ vi phạm, người xâm hại cây xanh có thể bị phạt tiền, đòn roi hoặc vào tù.

 

10. Tổ chức ngày hội trồng cây toàn quốc. Từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc. Đây thực sự là một ngày hội của cả nước, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra bên cạnh nhiệm vụ chính là trồng cây.
10. Tổ chức ngày hội trồng cây toàn quốc. Từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc. Đây thực sự là một ngày hội của cả nước, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra bên cạnh nhiệm vụ chính là trồng cây.

 (Theo Kienthuc.net)


Ý kiến bạn đọc