Khu danh nhân Phan Bội Châu tại Huế có gì đặc biệt?

11:24, 09/03/2017
|
(VnMedia)- Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây khi đến Thừa Thiên Huế, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã đến thăm khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu. Điểm đến này có gì đặc biệt khiến Nhật hoàng ghé thăm?
 
Được công nhận di tích theo quyết định số 575-QĐ ngày 14 tháng 05 năm 1990, tọa lạc tại số 119, Phan Bội Châu, Trường An, Thừa Thiên Huế, khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu là điểm đến lịch sử hấp dẫn với du khách đặc biệt là du khách nước ngoài. Không chỉ là nơi yên nghỉ của cụ Phan Bội Châu, khu lưu niệm còn là nơi an nghỉ của các nhà yêu nước đương thời hoạt động với cụ, tiêu biểu là lăng mộ nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ, người cùng cụ Phan sang Nhật cầu viện. Hiện nay, từ đường được sử dụng làm nơi trưng bày khoảng 150 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của cụ Phan Bội Châu.
 
Phần giới thiệu khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu

Phần giới thiệu khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu

 Lăng mộ Phan Bội Châu được cụ đặt sẵn từ năm 1934, sau khi cụ qua đời (29-10-1940), cụ Huỳnh Thúc Kháng cho xây dựng mộ và nhà thờ. Mộ dài 7m, ngang 5m, có 5 bậc cấp. Nhà thờ xây dựng năm 1941. Từ đường xây dựng tháng 4-1955 đến năm 1956 hoàn thành. Nghĩa địa mang tên Phan Bội Châu do cụ mua khoảng 4000m2, năm 1934 cụ ra quy ước tiêu chuẩn, hạng người được chôn tại đây. ở Nghĩa địa này có mộ đồng chí Nguyễn Chí Diểu; Nữ sử Ðạm Phương, Hải Triều, Lê Tự Nhiên, Thanh Hải...

Lăng mộ Phan Bội Châu được cụ đặt sẵn từ năm 1934, sau khi cụ qua đời (29/10/1940), cụ Huỳnh Thúc Kháng cho xây dựng mộ và nhà thờ. Mộ dài 7m, ngang 5m, có 5 bậc cấp. Nhà thờ xây dựng năm 1941. Từ đường xây dựng tháng 4/1955 đến năm 1956 hoàn thành. Nghĩa địa mang tên Phan Bội Châu do cụ mua khoảng 4000m2, năm 1934 cụ ra quy ước tiêu chuẩn, hạng người được chôn tại đây. ở Nghĩa địa này có mộ đồng chí Nguyễn Chí Diểu; Nữ sử Ðạm Phương, Hải Triều, Lê Tự Nhiên, Thanh Hải...

1

Nhà ở cụ Phan xây dựng trong khoảng từ năm 1926-1927, nhà tranh ba gian, vách đất. Năm 1990 di tích được phục hồi nguyên gốc.

Từ đường được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm 1956, do cụ Tôn Thất Sa thiết kế, bác sĩ Thân Trọng Phước làm Trưởng ban xây dựng. Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8 m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu. Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”.

Từ đường được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm 1956, do cụ Tôn Thất Sa thiết kế, bác sĩ Thân Trọng Phước làm Trưởng ban xây dựng. Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8 m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu. Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”.

Những hiện vật được lưu giữ trong nhà lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu.

Những hiện vật được lưu giữ trong nhà lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu.

Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày mất cụ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, những người Nhật hảo tâm đã tặng tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du đặt trong khu vườn trước mộ cụ Phan Bội Châu.

Trong nhà lưu niện còn có bia tưởng niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du. Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày mất cụ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, những người Nhật hảo tâm đã tặng tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du đặt trong khu vườn trước mộ cụ Phan Bội Châu.

Băng Tâm (Ảnh: ditichlichsuvanhoa)


Ý kiến bạn đọc