"Hà Nội 60 ngày đêm huyết lệ" là cách nói "rất Hà Nội" về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm (1946 - 1947), được coi là sự kiện mở đầu cho cuộc kháng chiến Toàn quốc diễn ra vào đêm 19/12/1946.
Gần 200 bức ảnh quý ghi lại những hình ảnh của thủ đô Hà Nội bị tàn phá vì bom đạn, tính khốc liệt của chiến tranh cùng sự quả cảm của những người chiến sĩ, người dân Thủ đô.
3 nhà nhiếp ảnh đã có tên tuổi của Hà thành trước cách mạng tháng Tám 1945: Trần Văn Nhung (1905-1952), Trần Văn Vẻ (1930-1988) và Nguyễn Duy Kiên (1911-1979) ghi lại khung cảnh một Hà Nội bị tàn phá vì bom đạn, và cũng là một Thủ đô kiên cường "quyết không chịu làm nô lệ một lần nữa".
Phố Hàng Đậu sau trận chiến và phố Hàng Đậu ngày nay.
Cầu Thê Húc trong chiến trận xưa bị hư hỏng và ngày nay trở thành điểm du lịch yêu thích.
Nằm cạnh Toà án nên con đường này mang tên Rue Palais De Justice (1925), năm 1956, phố đổi tên là 19/12. Nay phố được cải tạo, dự kiến trở thành phố sách.
Góc phố Lãn Ông.
Góc phố Tô Tịch - Hàng Gai.
Phố Trần Nhật Duật, đoạn từ ngã ba Hàng Chiếu nhìn về phía cầu Long Biên.
Tòa nhà Thương Bạc, nơi thu thuế đầu Ô Quan Chưởng (góc Hàng Chiếu) bị bắn phá tan hoang. Đến nay toà nhà đã biến mất hoàn toàn.
Phố Nhà Hỏa, ở đây có đền Nhà Hỏa với quả chuông lớn để báo động khi có cháy. Đây là ngôi đền duy nhất thờ thần Hỏa.
Ngã tư phố Hàng Gai - Hàng Đào ngày ấy và bây giờ.
Phố Cao Thắng cùng với phố Trần Nhật Duật là nơi chịu các trận đánh của quân Pháp tấn công từ cầu Long Biên vào nhà Sauvage (công ty vận tải đường sông).
Văn Miếu hoang tàn sau trận chiến.
Nhiều con phố, khu vực bị tàn phá
Sự đổ nát đến mức nhiều tấm ảnh không còn nhận dạng và định vị được trên tấm bản đồ phố phường Hà Nội.
Triển lãm 'Hà Nội sau 60 ngày đêm huyết lệ' diễn ra tại Trung tâm thông tin văn hoá Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ) và kéo dài tới hết ngày 27/2
Ý kiến bạn đọc