Những thiết bị này từng là biểu tượng của sức mạnh công nghệ một thời. Một số là niềm ao ước được sở hữu của nhiều người dùng, chúng cũng có thể là biểu tượng thời trang gắn với người dùng tương tự như những chiếc điện thoại cao cấp ngày nay.
Mời các bạn cùng xem lại những hình ảnh là biểu tượng công nghệ của một thời này!
|
1. Đĩa nhớ từ Canon: Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chắc chưa từng nhìn thấy hoặc sử dụng băng video (video tape) hay đĩa mềm (floppy disc). Dung lượng lưu trữ của các đĩa mềm trước đây chỉ là 1,44MB, quá nhỏ so với các thẻ nhớ USB dung lượng 8GB là thông thường hiện nay. |
|
2. Đài Walkman: Được tung ra thị trường lần đầu vào năm 1979, đài nghe nhạc mini Sony Walkman đã tạo cuộc cách mạng cho người nghe nhạc cá nhân lúc bấy giờ bởi sự nhỏ gọn, thời trang, dễ dàng mang theo người và chất lượng âm thanh là tuyệt vời so với những chiếc đài casset lúc bấy giờ. Ngày nay, Sony vẫn sử dụng thương hiệu Walkman cho các sản phẩm audio của mình. |
|
3. Điện thoại quay số: Trước thế hệ màn hình cảm ứng của điện thoại là thế hệ điện thoại với những nút bấm. Nhưng trước đó nữa là những chiếc điện thoại quay số theo vòng tròn, mỗi số ứng với một lỗ để bạn cho ngón tay vào quay theo chiều kim đồng hồ đến điểm mốc. |
|
4. Máy đánh chữ: Chiếc máy đánh chữ đầu tiên ra đời vào thập niên những năm 1860s, tạo ra cuộc cách mạng về việc gõ văn bản thời bấy giờ. Máy không cần dùng điện. Chiếc máy này đã có chỗ đứng vững chắc trong lịch sử đến hơn 100 năm. Sau đó là thời đại của những bộ vi xử lý và máy tính cá nhân giúp việc gõ văn bản ngày càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. |
|
5. Máy ảnh Independent với ống kính Leitz Elmar: Không có nhiều những tính năng bổ sung, chiếc máy ảnh độc lập vẫn có chỗ đứng nhất định ngày nay và được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ số khiến doanh số bán máy ảnh ngày càng giảm. Những chiếc camera giờ được tích hợp ngay bên trong những thiết bị thông minh như smartphone, tablet ngày càng trở nên phổ biến. |
|
6. Máy chơi game Nintendo Game Boy: Máy chơi game Nintendo thế hệ đầu tiên Game Boy được phát hành năm 1989 cùng thời với game Tetris huyền thoại. Mặc dù chỉ có 4 màu đen trắng nhưng nó hỗ trợ nhiều trò chơi khác nhau và các phiên bản khác của game cũng lần lượt ra đời như Game Boy Color, Game Boy Advance đạt thành công trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thế hệ máy chơi game Nintendo DS ra đời đã khiến Game Boy rơi vào quên lãng. |
|
7. Băng video: Những năm 1970 - 1980, các băng video dạng cuốn với các lớp từ tính phủ trên bề mặt các lớp băng cuốn phổ biến hơn bao giờ hết. Băng cuốn được đặt trong một hộp nhựa và thời lượng lưu trữ có thể đến 5 tiếng nội dung video. Cuối những năm 1990, với sự gia tăng của các phương tiện ghi quang học như VCD, DVD, định dạng VHS dần kết thúc "vòng đời công nghệ" của mình. |
|
8. TV và màn hình máy tính CRT: Màn hình máy tính và Tivi trước đây trông khá giống nhau vì đều dùng công nghệ màn hình CRT. Công nghệ này sử dụng màn huỳnh quang và ống phóng tia cathode tác động vào các điểm ảnh để tạo sự phản xạ ánh sáng. Màn hình thường cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác. Những thế hệ màn hình mới như LCD, LED, OLED với thiết kế mỏng gọn hơn, tiêu tốn ít điện năng cùng khả năng hiển thị ngày càng cải thiện đã dần dần thay thế màn hình CRT. |
|
9. Máy chiếu: Tiền thân của những chiếc máy chiếu hiện đại ngày nay có hình dáng trông như thế này. |
|
10. Bộ điều khiển chơi game cầm tay Nintendo: Mặc dù được sử dụng bởi Nintendo DS, nhưng bộ điều khiển chơi game vẫn được dùng phổ biến trong các game console giai đoạn đầu. N64 của Nintendo là dòng máy chơi game cuối cùng sử dụng chúng. Hệ thống tiếp theo của Nintendo là Gamecube sử dụng kết nối quang học, tương tự như thế hệ máy chơi game Playstation 2 và Xbox hiện nay. |
|
11. Máy Belle Howell: Phổ biến trong thập niên 80s và 90s, thiết bị này cung cấp giao tiếp audio trong cự ly ngắn, trước khi được áp dụng chính trong điện thoại di động ngày nay. |
|
12. Máy nhắn tin: Tiền thân của máy nhắn tin, thiết bị này đã làm nên cuộc cách mạng trong giao tiếp khi chúng được tung ra thị trường vào những năm 90s, cho phép mọi người nhận các thông báo. Chúng phổ biến cho đến khi các máy nhắn tin hiện đại hơn ra đời. Thiết bị này vẫn được sử dụng trong các nhà hàng ngày nay để phục vụ việc gọi món. |
|
13. Máy in ảnh tức thị Polaroid: Được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1937, rất lâu trước khi những máy ảnh số ra đời. Máy in ảnh tức thì Polaroid cho phép thợ chụp ảnh có thể nhìn thấy sản phẩm của mình ngay lập tức. |
|
14. Máy nghe đĩa MiniDisc của Sony: Đây là tiền thân của thiết bị MP3 Player ngày nay. Sony là hãng điện tử đã thành công lớn với thiết bị này khi tung ra vào năm 1992. Sony đã ngừng tất cả các hoạt động sản xuất chúng vào năm 2013. |
|
15. Máy fax: Máy fax vẫn được sử dụng ngày nay cho các hoạt động cần chữ ký theo luật pháp. Nó chỉ in 2 màu trắng và đen và phiên dịch thông qua một loạt tín hiệu tần số âm thanh. |
Thảo Nguyên (Theo Telegraph)
Ý kiến bạn đọc