Bị láng giềng dọa cho "bạt vía", Trung Quốc tung "đòn hiểm"?

07:34, 06/01/2017
|

(VnMedia) - Sau khi Ấn Độ hoàn tất vụ thử phiên bản tên lửa đạn đạo mới nhất hôm 2/1, Trung Quốc đã cảnh báo New Delhi rằng nếu chương trình phát triển tên lửa tầm xa của nước này còn tiếp tục thì Bắc Kinh sẽ giúp Pakistan thực hiện điều tương tự. Pakistan được miêu tả là “người bạn trong mọi hoàn cảnh” của Trung Quốc nhưng lại là “kẻ thù không đội trời chung” của Ấn Độ.

Tên lửa Agni-IV
Tên lửa Agni-IV

 

Tên lửa Agni-IV
Tên lửa Agni-IV

 

Tên lửa Agni-IV
Tên lửa Agni-IV

 

Tên lửa Agni-V
Tên lửa Agni-V

 

Tên lửa Agni-V
Tên lửa Agni-V

 

Tên lửa Agni-V
Tên lửa Agni-V

Trong bài xã luận vừa được đăng tải mới đây, tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đã viết: “Nếu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không phản đối chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thì cứ để như vậy đi. Tầm bắn của tên lửa hạt nhân của Pakistan cũng sẽ ngày một tăng lên”.

Lời đe dọa trên được đưa ra ngay sau khi New Delhi vừa hoàn tất vụ thử thứ sáu và cũng được cho là vụ thử cuối cùng đối với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-IV do Cơ quan Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng chế tạo. Tên lửa này có năng lực hạt nhân và có tầm bắn lên tới 4.000km.

Tờ Thời báo Hoàn cầu cảnh báo: “Nếu các nước phương Tây chấp nhận Ấn Độ là một quốc gia hạt nhân và không quan tâm gì đến cuộc đua hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan thì Trung Quốc sẽ không đứng ngoài. Pakistan sẽ nhận được sự ưu tiên trong phát triển hạt nhân giống như những gì Ấn Độ đang có”.

Tờ báo của Trung Quốc còn thêm rằng, “Trung Quốc sẽ không ngồi yên để Ấn Độ đi quá xa... New Delhi phải hiểu rằng sẽ không có lợi cho bản thân họ nếu mối quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ bị phá hỏng bởi bất kỳ trò chơi địa chính trị nào”.

Bắc Kinh cho rằng, New Delhi đã “phá vỡ” các quy định về quản lý các tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc và rằng các chính phủ phương Tây không áp đặt các tiêu chuẩn với Ấn Độ tương tự như các nước khác.

"Mỹ và các nước phương Tây đang bẻ cong quy định về hạt nhân. New Delhi không còn hài lòng với năng lực hạt nhân hiện giờ của họ và đang tìm kiếm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể nhằm mục tiêu vào bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ấn Độ muốn hướng tới việc tìm kiếm một vị thế cân bằng với 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu đã cáo buộc như vậy.

Tên lửa Agni-IV đã được phóng đi từ đảo Abdul Kalam vào buổi trưa hôm 2/1. Trước đó không lâu, Ấn Độ đã thử thành công tên lửa Agni-V- loại tên lửa có thể vươn tới Châu Âu và Trung Quốc.

Agni-IV là loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khối lượng phóng 17 tấn, dài 20m, có kết cấu 2 tầng và được trang bị hệ thống điện tử tối tân. Tên lửa này có tầm bắn tối đa đạt tới 4.000km và có thể mang được đầu đạn nặng gần 1 tấn. Đầu đạn của Agni-IV có thể chịu được gia tốc lớn và nhiệt độ cao lên tới 3.000 độ C.

Hiện tại, tên lửa Agni-IV đang là thứ vũ khí đáng gờm nhất có khả năng răn đe nước láng giềng Trung Quốc trước khi tên lửa Agni-V được đưa vào biên chế của quân đội Ấn Độ.

Ấn Độ đang phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo mang tên vị thần lửa của họ là “Agni” với 6 phiên bản có tầm bắn và mục tiêu khác nhau. Dòng tên lửa Agni được coi là một trong những vũ khí chủ lực của Ấn Độ với những tên lửa Agni tầm ngắn như tên lửa Agni-I và Agni-II được dùng để đề phòng “kẻ thù truyền thống” Pakistan. Trong khi đó, các phiên bản có tầm bắn xa hơn được cho là vũ khí để đối phó với nước láng giềng Trung Quốc.

Bắc Kinh rất e ngại loại tên lửa Agni-V được cho là có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V có 3 tầng, được trang bị con quay laser hình vòng tiên tiến, động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao. Công nghệ của tên lửa này đã tiếp cận được với khoa học công nghệ mũi nhọn của Mỹ.

Tên lửa Agni-V nếu được đưa vào biên chế, quân đội Ấn Độ sẽ đưa toàn bộ khu vực Châu Á, 70% khu vực Châu Âu và các khu vực khác vào tầm tấn công của nó. Việc Ấn Độ sắp sở hữu tên lửa có tầm bắn bao phủ toàn bộ đất nước Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh lo ngại. Rõ ràng, với tên lửa Agni-V có đặc tính linh hoạt khi tác chiến và phạm vi tấn công rộng như vậy, khả năng răn đe hạt nhân của Ấn Độ đã tăng đáng kể.

Ngoài ra, tên lửa Agni-V sẽ giúp đưa Ấn Độ tham gia vào câu lạc bộ các nước sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đến nay, thành viên của câu lạc bộ này mới chỉ có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.

Chưa dừng lại ở việc phát triển tên lửa Agni-V, Ấn Độ còn đang bắt tay vào việc thiết kế và phát triển một phiên bản mới thuộc họ Agni là Agni VI. Agni VI sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm lên đến 10.000 km.

Kiệt Linh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc