Những điểm nhấn nổi bật cuả thị trường viễn thông Việt Nam tháng 11

10:40, 02/12/2016
|

(VnMedia) - Người dùng trong nước chính thức được sử dụng dịch vụ 4G, số lượng thuê bao cáp đồng tiếp tục tăng mạnh và hiện đã bằng 3 lần lượng thuê bao cáp quang, thuê bao 3G tăng đột biến… khiến thị trường viễn thông - CNTT Việt Nam tháng 11/2016 trở nên cực kỳ sôi động.
 

Thuê bao cáp quang nhiều gấp 3 lần cáp đồng Theo số liệu từ Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, tính tới hết tháng 10/2016 Việt Nam đã có 6,087 triệu thuê bao cáp quang FTTx, nhiều gấp 3 lần số thuê bao cáp đồng 2,041 triệu. Riêng trong tháng 10, số thuê bao cáp quang đã tăng thêm 244.000, còn lượng thuê bao cáp đồng giảm tương ứng 153.000. Đây là giai đoạn nước rút các nhà cung cấp dịch vụ tăng tốc phát triển thuê bao để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm. Vì vậy nhiều khả năng đến cuối tháng 12, khoảng cách giữa lượng thuê bao cáp đồng và cáp quang có thể sẽ lên tới 4 lần.

Thuê bao cáp quang nhiều gấp 3 lần cáp đồng

Theo số liệu từ Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, tính tới hết tháng 10/2016 Việt Nam đã có 6,087 triệu thuê bao cáp quang FTTx, nhiều gấp 3 lần số thuê bao cáp đồng 2,041 triệu. Riêng trong tháng 10, số thuê bao cáp quang đã tăng thêm 244.000, còn lượng thuê bao cáp đồng giảm tương ứng 153.000. Đây là giai đoạn nước rút các nhà cung cấp dịch vụ tăng tốc phát triển thuê bao để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm. Vì vậy nhiều khả năng đến cuối tháng 12, khoảng cách giữa lượng thuê bao cáp đồng và cáp quang có thể sẽ lên tới 4 lần.

 

Đã có 12 triệu thuê bao internet băng rộng Với hơn 9 triệu thuê bao thuê bao internet băng rộng cố định (FTTx, ADSL, CaTV, Leased line) cùng với khoảng 3,5 triệu người dùng 3G data card, Việt Nam hiệncó 12,5 triệu thuê bao internet băng rộng. Dù wifi liên tục mở rộng vùng phủ sóng, song nhờ chất lượng dịch vụ được cải thiện và việc ra mắt các gói cước dung lượng lớn, giá rẻ và thời hạn dài nên lượng người dùng 3G data card có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong 10 tháng đầu năm.

Đã có 12 triệu thuê bao internet băng rộng

Với hơn 9 triệu thuê bao thuê bao internet băng rộng cố định (FTTx, ADSL, CaTV, Leased line) cùng với khoảng 3,5 triệu người dùng 3G data card, Việt Nam hiệncó 12,5 triệu thuê bao internet băng rộng. Dù wifi liên tục mở rộng vùng phủ sóng, song nhờ chất lượng dịch vụ được cải thiện và việc ra mắt các gói cước dung lượng lớn, giá rẻ và thời hạn dài nên lượng người dùng 3G data card có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong 10 tháng đầu năm.

 

Thuê bao 3G tăng mạnh Tính tới hết tháng 10, Việt Nam đã có 41,2 triệu thuê bao 3G, chiếm 36,5% tổng số thuê bao di động cả nước. Như vậy, sau 10 tháng đầu năm, lượng thuê bao 3G đã tăng 13,4 triệu, nhiều gấp 1,66 lần so với tổng số thuê bao 3G tăng thêm của cả năm 2015 và gấp 1,48 lần tổng số thuê bao 3G tăng thêm của cả năm 2014. Sự ra đời của các gói cước ngày với dung lượng cao, thêm các gói cước dung lượng lớn thời hạn tới 6 tháng, 1 năm cũng có thể là nguyên nhân khiến lượng thuê boa 3G có sự tăng trưởng đột biến trong năm nay.

Thuê bao 3G tăng mạnh

Tính tới hết tháng 10, Việt Nam đã có 41,2 triệu thuê bao 3G, chiếm 36,5% tổng số thuê bao di động cả nước. Như vậy, sau 10 tháng đầu năm, lượng thuê bao 3G đã tăng 13,4 triệu, nhiều gấp 1,66 lần so với tổng số thuê bao 3G tăng thêm của cả năm 2015 và gấp 1,48 lần tổng số thuê bao 3G tăng thêm của cả năm 2014. Sự ra đời của các gói cước ngày với dung lượng cao, thêm các gói cước dung lượng lớn thời hạn tới 6 tháng, 1 năm cũng có thể là nguyên nhân khiến lượng thuê boa 3G có sự tăng trưởng đột biến trong năm nay.

 

Việt Nam chính thức ghi tên vào bản đồ 4G thế giới Sau đúng 5 ngày nhận giấy phép, chiều tối ngày 3/11, VNPT đã chính thức khai trương cung cấp dịch vụ 4G tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang, trở thành nhà mạng đầu tiên và cũng là duy nhất tính tới thời điểm này chính thức cung cấp dịch vụ 4G thương mại tới người dùng tại Việt Nam. Theo kết quả trải nghiệm dịch vụ thực tế tại lễ khai trương, tốc độ dịch vụ 4G đạt trung bình từ 40 - 80 Mbps, cao gấp từ 7-10 lần so với tốc độ trung bình của dịch vụ 3G, độ trễ dịch vụ cũng giảm tới 3 lần.

Việt Nam chính thức ghi tên vào bản đồ 4G thế giới

Sau đúng 5 ngày nhận giấy phép, chiều tối ngày 3/11, VNPT đã chính thức khai trương cung cấp dịch vụ 4G tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang, trở thành nhà mạng đầu tiên và cũng là duy nhất tính tới thời điểm này chính thức cung cấp dịch vụ 4G thương mại tới người dùng tại Việt Nam. Theo kết quả trải nghiệm dịch vụ thực tế tại lễ khai trương, tốc độ dịch vụ 4G đạt trung bình từ 40 - 80 Mbps, cao gấp từ 7-10 lần so với tốc độ trung bình của dịch vụ 3G, độ trễ dịch vụ cũng giảm tới 3 lần.

 

Chính thức đổi mã vùng cố định từ ngày 11/2/2017 Sau gần hai năm ban hành quy hoạch kho số viễn thông, trong đó có nội dung sẽ đổi mã vùng cố định thống nhất về một đầu duy nhất (02) thay vì để nhiều đầu số như hiện nay, ngày 22/10 vừa qua Bộ TT&TT đã chính thức công bố lộ trình đổi mã vùng điện thoại cố định. Theo đó, việc chuyển đổi sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 11/2/2017. Người dân sẽ có 30 ngày có thể gọi song song theo cả số mới và số cũ, 30 ngày tiếp theo khi gọi vào số cũ sẽ nhận được thông báo về việc đổi số. Hiện cả nước có gần 6 triệu thuê bao cố định, trong đó VNPT chiếm tới 4,5 triệu.

Chính thức đổi mã vùng cố định từ ngày 11/2/2017

Sau gần hai năm ban hành quy hoạch kho số viễn thông, trong đó có nội dung sẽ đổi mã vùng cố định thống nhất về một đầu duy nhất (02) thay vì để nhiều đầu số như hiện nay, ngày 22/10 vừa qua Bộ TT&TT đã chính thức công bố lộ trình đổi mã vùng điện thoại cố định. Theo đó, việc chuyển đổi sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 11/2/2017. Người dân sẽ có 30 ngày có thể gọi song song theo cả số mới và số cũ, 30 ngày tiếp theo khi gọi vào số cũ sẽ nhận được thông báo về việc đổi số. Hiện cả nước có gần 6 triệu thuê bao cố định, trong đó VNPT chiếm tới 4,5 triệu.

 

Ban hành lộ trình số hóa giai đoạn 2 Theo đó, 8 tỉnh đã hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (STB) cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn cũ bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ 0 giờ ngày 30/12/2016. Việc ngắt sóng analog được thực hiện theo phương thức: khu vực nào đủ điều kiện về vùng phủ sóng và hỗ trợ đầu thu cho người nghèo sẽ tắt sóng trước, một số khu vực chưa đủ cả hai điều kiện trên sẽ tắt sóng vào giai đoạn sau.

Ban hành lộ trình số hóa giai đoạn 2

Theo đó, 8 tỉnh đã hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (STB) cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn cũ bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ 0 giờ ngày 30/12/2016. Việc ngắt sóng analog được thực hiện theo phương thức: khu vực nào đủ điều kiện về vùng phủ sóng và hỗ trợ đầu thu cho người nghèo sẽ tắt sóng trước, một số khu vực chưa đủ cả hai điều kiện trên sẽ tắt sóng vào giai đoạn sau.

 

5 nhà mạng đồng loạt thực hiện thu hồi sim kích hoạt sẵn Bộ TT&TT đã có những động thái quyết liệt nhằm giải quyết vấn nạn tin rác, tin lừa đảo. Ngày 29/10, cả 5 nhà mạng di động đều đã ký cam kết về việc thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Theo đó, ngay từ đầu tháng 11 các nhà mạng sẽ thực hiện ngay cam kết, rà soát trên hệ thống, nhắn tin cho các thuê bao chưa có thông tin chính xác tới đăng ký lại. Đến ngày 21/11 phải đảm bảo thông tin thuê bao trên hệ thống phải xác thực. Tại buổi kiểm tra của Bộ TT&TT ngày 23/11, vẫn còn 12 triệu thuê bao của các nhà mạng được kích hoạt sẵn có thông tin không chính xác.

5 nhà mạng đồng loạt thực hiện thu hồi sim kích hoạt sẵn

Bộ TT&TT đã có những động thái quyết liệt nhằm giải quyết vấn nạn tin rác, tin lừa đảo. Ngày 29/10, cả 5 nhà mạng di động đều đã ký cam kết về việc thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Theo đó, ngay từ đầu tháng 11 các nhà mạng sẽ thực hiện ngay cam kết, rà soát trên hệ thống, nhắn tin cho các thuê bao chưa có thông tin chính xác tới đăng ký lại. Đến ngày 21/11 phải đảm bảo thông tin thuê bao trên hệ thống phải xác thực. Tại buổi kiểm tra của Bộ TT&TT ngày 23/11, vẫn còn 12 triệu thuê bao của các nhà mạng được kích hoạt sẵn có thông tin không chính xác.

 

Phát hiện nhiều vụ tấn công có chủ đích vào hạ tầng thông tin trọng yếu Thông tin trên được đại diện Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đưa ra tại Hội thảo An toàn không gian mạng Việt Nam 2016 diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội. Các hình thức tấn công có chủ đích APT, mã độc gián điệp, mạng botnet (máy tính ma), DdoS (tấn công từ chối dịch vụ), Deface (thay đổi giao diện), Phishing (lừa đảo)… đang ngày càng tinh vi, phức tạp và khó lường. Ngoài ra, mã độc tống tiền Ransomware; tấn công vào các thiết bị IoT (internet of things) như hệ thống camera, nhà thông minh đang ngày càng nhiều.

Phát hiện nhiều vụ tấn công có chủ đích vào hạ tầng thông tin trọng yếu

Thông tin trên được đại diện Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đưa ra tại Hội thảo An toàn không gian mạng Việt Nam 2016 diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội. Các hình thức tấn công có chủ đích APT, mã độc gián điệp, mạng botnet (máy tính ma), DdoS (tấn công từ chối dịch vụ), Deface (thay đổi giao diện), Phishing (lừa đảo)… đang ngày càng tinh vi, phức tạp và khó lường. Ngoài ra, mã độc tống tiền Ransomware; tấn công vào các thiết bị IoT (internet of things) như hệ thống camera, nhà thông minh đang ngày càng nhiều.

 


Ý kiến bạn đọc