Bên trong xe buýt nhanh Hà Nội gây tò mò cho nhiều người

08:04, 18/12/2016
|

(VnMedia)- Những hình ảnh bên trong xe buýt nhanh BRT sẽ khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm với loại phương tiện công cộng mới mẻ này.

Hôm qua, 17/12, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức kiểm tra tại hiện trường, rà soát toàn bộ khối lượng công việc đang thực hiện của các đơn vị thi công để hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo cho phương án vận hành tuyến xe buýt nhanh BRT đạt hiệu quả. Đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo Sở Giao thông Vân tải Hà Nội, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, lãnh đạo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, lãnh đạo Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT, đại diện các phòng ban liên quan.

Một số hình ảnh nội thất xe được ghi lại:

Xe buýt nhanh được tập trung ở bến xe Yên Nghĩa.
Tuyến xe buýt nhanh của Hà Nội sẽ chạy từ bến xe yên nghĩa - Ba La - Quang Trung Hà Đông - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Bến xe Kim Mã. Trong giai đoạn chạy thử nghiệm, Sở GTVT sẽ đưa 29 xe buýt nhanh (BRT) vào vận hành, tần suất hoạt động từ 3-5 phút/chuyến, tốc độ trung bình 22-30 km/h, thời gian vận hành một lượt từ 45-55 phút, vé dự kiến là 7.000 đồng/lượt. Theo phương án vận hành, vé dùng cho BRT trước mắt vẫn là vé thẻ giấy thông thường và được bán tại các điểm nhà chờ. Vé lượt dự kiến là 7.000 đồng/lượt. Vé tháng áp dụng như vé tháng của xe buýt thông thường. Nhân viên bán vé và kiểm tra vé trên xe. Tuyến BRT đầu tiên tại Hà Nội này có số hiệu 99, lộ trình bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa.

 

a

Làn dành riêng cho BRT  Sở GTVT Hà Nội sẽ sơn vạch liền kết hợp đinh phản quang để bố trí làn dành riêng cho xe BRT tại các đoạn Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Nút Giang Văn Minh - Cát Linh (chiều dài khoảng 12,2 km). 

Các đoạn không bố trí làn dành riêng (xe BRT chạy chung với các phương tiện khác) bao gồm: đoạn Yên Nghĩa - Ngã 3 Ba La; đoạn Giang Văn Minh - Kim Mã và Kim Mã - Giảng Võ (chiều dài khoảng 2,5 km). Ngoài ra, bố trí hệ thống biển báo, sơn kẻ làn dành riêng cho BRT.

 

a

Đặc biệt, tại các nút giao trên tuyến được tổ chức giao thông đi lại bằng hệ thống đèn tín hiệu, điều chỉnh chu kỳ đèn theo nguyên tắc ưu tiên cho hướng vận hành của xe BRT. Theo đó tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến tổ chức cấm tất cả các phương tiện rẽ trái, các phương tiện rẽ phải và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến.

Tại nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy, Sở GTVT cấm rẽ trái với các phương tiện lưu thông trên đường Lê Văn Lương, các phương tiện rẽ phải và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Hoàng Đạo Thúy.

Tại nút giao Tố Hữu - Trung Văn, Sở GTVT cấm phương tiện ô tô rẽ trái từ Tố Hữu vào Trung Văn và ngược lại, các phương tiện rẽ phải hoặc đi thẳng và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Tố Hữu. 

Hà Nội sẽ hạn chế các phương tiện khác dọc hành lang BRT, cấm xe tải, ô tô chở hàng khối lượng chuyên chở từ 500kg trở lên, xe khách, hợp đồng... hoạt động trong giờ cao điểm (sáng: 6h-9h, chiều 16h30-19h30) trên tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông, đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu - Vạn Phúc.

 

1
Tay cầm cho những hành khách đứng trên xe.

 

s
Hình ảnh bên trong xe buýt nhanh nhìn từ ghế lái xuống. Được biết, khi tuyến BRT có số hiệu 99 đi vào vận hành, các đơn vị liên quan sẽ điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 22 để giảm trùng lặp với tuyến BRT trên trục Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương. 

Ngoài ra, phương án vận hành này cũng điều chỉnh 4 tuyến để tăng kết nối, mở rộng vùng phục vụ, trong đó có điều chỉnh lộ trình tuyến vòng gom khách số 09 kết nối với tuyến BRT tại nhà chờ Vũ Ngọc Phan, điều chỉnh lộ trình tuyến vòng gom khách số 18 và tạo kết nối tại điểm đầu cuối tại nhà chờ Kim Mã...

 Băng Tâm (Ảnh Hà Nội BRT)


Ý kiến bạn đọc