Nhiếp ảnh gia John Thompson và nhà báo Adolphe Smith đã khắc họa cuộc sống của những nhặt rác, khâm liệm tử thi... cho đến các thầy thuốc đường phố ở London thế kỷ 19.
Hai người đàn ông làm công việc thu gom rác lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia John Thompson. Theo mô tả của nhà báo Smith, những người này rất "láu cá" và thường vòi tiền boa từ chủ nhà. Nếu không được boa, họ sẽ trở nên "gắt gỏng" và "nguy hiểm". Chẳng hạn như họ cố tình đến thu rác vào ngày mưa gió và mang theo bùn đất vào nhà. |
Người thợ chụp ảnh trong bức hình này từng mở cửa tiệm trong phố nhưng sau đó phá sản và phải lang thang để chụp ảnh dạo. |
Hai người đàn ông mặc trang phục trắng làm công việc khâm liệm xác chết. Nghề này ra đời ở London do yêu cầu về vệ sinh dịch tễ. Họ được Smith mô tả là những người "thường xuyên đối mặt với tử thần để cứu chúng ta khỏi nguy hiểm". |
Những thầy thuốc đường phố như người đàn ông trong ảnh từng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, khi các bệnh viện công ra đời, họ mất dần vị thế và cuộc sống trở nên khó khăn. |
Trong ảnh là những người nghèo bị ảnh hưởng bởi trận lụt ở vùng Lambeth vào năm 1877. Triều cường sông Thames gây ra những trận lụt lớn nhỏ hàng năm. |
Cậu bé đánh giày luôn mang theo hộp đồ nghề của mình trên vai và chỉ đặt xuống khi cậu có được khách hàng. Theo nhà báo Smith, cảnh sát London gần như "bó tay" trong việc bắt phạt những người làm nghề đánh giày mà không có giấy phép. |
Những xe đẩy bán tôm cua sò ốc các loại thu hút một lượng khách hàng thường xuyên trong giới bình dân ở London. Bí quyết nằm ở việc lựa chọn địa điểm bán hàng: khu vực tập trung đông các quán rượu sẽ rất đắt khách. |
Luật pháp ở Anh vào thế kỷ 19 quy định rất chặt chẽ về nghề làm khóa. Để đề phòng kẻ trộm, người thợ khóa không được phép làm chìa khóa theo vết in, mà phải trực tiếp nhìn thấy ổ khóa thật hoặc phải đến tận nơi để tra khóa vào ổ. Luật cũng cấm thợ khóa cho mượn bộ chìa khóa của anh ta. |
Theo Zing
Ý kiến bạn đọc