Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa khám phá ra hóa thạch một con chim cánh cụt khổng lồ, thuộc loài Crossvallia waiparensis có kích thước ngang bằng người thật, đã hoàn toàn tuyệt chủng từ lâu.
Cụ thể, khi nghiên cứu một phần xương hóa thạch được tìm thấy trên đảo South Island (đảo Nam) của New Zealand, các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Canterbury ở thành phố Christchurch (New Zealand) và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Senckenberg ở thành phố Frankfurt (Đức) đã xác định đó là xương của một con chim cánh cụt, có tên khoa học là Crossvallia waiparensis với chiều cao là 1,6m cùng trọng lượng cơ thể là 80kg, từng sống trên Trái đất khoảng 66 triệu năm trước thuộc kỷ Phấn trắng cùng thời với loài khủng long, rồi bị diệt vong từ sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại Đệ tam (K-T).
|
"Sự phát hiện ra loài chim cánh cụt khổng lồ này, là bằng chứng cho thấy quần đảo New Zealand trong quá khứ gần với lục địa Australia hơn là với châu Nam cực như ngày nay", ông Paul Scofield - Giám đốc Bảo tàng Canterbury nhận định.
Được biết, giống chim cánh cụt lớn nhất sống trên trái đất hiện nay thuộc loài Hoàng đế, có tên khoa học là Aptenodytes forsteri với chiều cao là 132cm và cân nặng từ 30-49kg.
(theo ANTG)