(VnMedia) - Tiểu đường được xem như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó gắn liền với nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như não, thần kinh, thận, mắt…
Người mắc bệnh đái tháo đường có chế độ ăn uống đặc biệt, cần kiêng khem tất cả những chất làm tăng lượng đường trong cơ thể một cách tối đa.. Theo con số mà hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đưa ra thì mức đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường nên duy trì cụ thể như: trước khi ăn:90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ) và sau khi ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l)
Với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng, Vậy thực phẩm nào tốt và thực phẩm nào không tốt cho người tiểu đường?
Theo các chuyên gia, người mắc bệnh tiểu đường cần cân bằng chế độ dinh dưỡng qua mỗi bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa trong ngày để tránh nạp quá nhiều năng lượng vào cùng một thời điểm. Ăn thêm bữa phụ, không bỏ qua bữa sáng để tránh tình trạng hạ đường huyết. Không để cơ thể quá đói hoặc quá no, duy trì bữa ăn đúng giờ là điều rất cần thiết.
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.
Ảnh minh họa.
Những thực phẩm người tiểu đường nên kiêng
Các loại thực phẩm chứa nhiều cacbohydrate như:
- Rượu: là thứ đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa, vì rượu kết hợp cùng các loại thức ăn có đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát được.
- Trái cây khô:Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.
- Đồ ăn nhanh: Làm tăng lượng cholesterol ảnh hưởng xấu đến cơ thể, làm tình trạng bệnh càng xấu hơn
- Gạo trắng: Dù đây là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn nhưng những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường luôn được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa. Thay vào đó có thể ăn gạo lứt hoặc các ngũ cốc có lợi khác.
- Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.
- Ngoài ra nên tránh các thực phẩm như nước trái cây, thịt mỡ,…
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường:
- Các loại hoa quả như: dưa hấu, dâu tây, dưa lưới, bơ, lê, đào, cherry, bưởi, cam, đu đủ,quýt, quả cóc,… Đều là những loại quả an toàn và cung cấp lượng cacbohydrat vừa phải cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp vitamin C, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
- Uống trà xanh vào mỗi buổi sáng vừa giúp tinh thần sảng khoái và cũng có lợi cho bệnh nhân.
- Các loại thức ăn nên bổ sung: cá biển, miến, thịt bò, rau xanh, đậu, yến mạch (làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường từ 35 – 42%, giúp trái tim khỏe mạnh, chứa chất xơ hòa tan làm chậm sự hấp thu glucose từ thức ăn trong dạ dày và giữ lượng đường trong máu được kiểm soát), sữa chua ít béo, hạnh nhân, cá (nguồn cung cấp protein tuyệt vời), lòng trắng trứng,… là những thực phẩm an toàn và nên bổ sung qua khẩu phần ăn.
- Ngoài ra cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và theo dõi chế độ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Thần kinh : Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Thận : Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và suy thận.
Mắt: Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
Tim mạch : Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.
Nhiễm trùng : Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
Ý kiến bạn đọc