(VnMedia) - Khi nói đến đột quỵ, nhiều người thường nghĩ ngay đến nam giới. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới đây, tỷ lệ phụ nữ tử vong đặc biệt là phụ nữ trung niên do đột quỵ lại cao hơn nam giới.
Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho biết, so với nam giới, phụ nữ thường mắc bệnh chậm hơn, muộn hơn (khoảng từ 55-60 tuổi). Phụ nữ thường có các triệu chứng hồi hộp, đau ngực, đánh trống ngực, đặc biệt lứa tuổi ngoài 50. Khi bắt đầu có những biến đổi về hormone môn trong cơ thể của người phụ nữ. Đó là những triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Nếu có điều chỉnh tốt thì các triệu chứng đó sẽ mất đi.
Những con số báo động về bệnh lý tim mạch
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm người chết do bệnh đột quỵ nhiều hơn cả bệnh ung thư, bệnh lao, sốt rét, HIV cộng lại. Cứ mỗi phút có trên 16 phụ nữ tử vong do bệnh tim mạch. Tại viện Tim mạch quốc gia Việt
Phụ nữ thường mắc các bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch, bao gồm mạch vành, mạch não và mạch máu ngoại vi. Ngoài những nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như cao huyết áp, béo phì, rượu bia, hút thuốc thì so với nam giới phụ nữ còn có yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch là mãn kinh và dùng thuốc ngừa thai. Một điều đáng quan tâm là phụ nữ thường luôn lo cho gia đình hơn là lo cho chính bản thân mình. Chính vì vậy, họ thường đi khám rất muộn nên khi phát hiện thì thường bệnh đã nặng.
Ảnh minh họa.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở phụ nữ
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở phụ nữ gồm: mang thai, sinh nở, mãn kinh, uống thuốc ngừa thai,… và có sự thay đổi tùy thuộc vào mức dao động hormone theo từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
- Nội tiết tố nữ giảm: Nếu với nam giới, nguy cơ đột quỵ thường do lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng,… thì ở phụ nữ, khi nội tiết tố cạn dần sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và gây ra đột quỵ.
- Vòng 2 tăng kích thước: Chế độ ăn uống không cân bằng, ít chất xơ, nhiều chất béo, chất đạm khiến cân nặng thay đổi nhanh chóng. Tăng cân có kèm rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường,… gây xơ vữa thành mạch, tạo điều kiện hình thành cục máu đông. Nếu không kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến đột quỵ.
- Lo toan nhiều việc: Công việc căng thẳng, cuộc sống nhiều áp lực khiến tim co bóp nhanh, áp lực máu tăng, gây tắc nghẽn mạch máu và gây ra đột quỵ.
- Thở ngắn: Một trong những dấu hiệu dễ phát hiện nhất của đau tim là thở hắt ra (hay thở ngắn). Hiện tượng thở ngắn kèm theo cảm giác khó thở được coi là dấu hiệu rõ ràng nhất của các căn bệnh liên quan đến tim mạch.
- Ra mồ hôi nhiều: Mồ hôi ra nhiều là một trong những dấu hiệu để chuẩn đoán các cơn đau tim. Cơn đau tim thường được nhận biết bằng sự bất thường của lượng mồ hôi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phân biệt triệu chứng này với tình trạng đổ mồ hôi nhiều do các cơn bốc hỏa trong giai đoạn tiền mãn kinh gây ra bằng cách xem xét kỹ lưỡng những dấu hiệu đi kèm.
- Mệt mỏi: N
- Đau ở phần trên của cơ thể: Đi kèm với cơn đau ở ngực, phụ nữ cũng gặp phải những cơn đau buốt và nhói xung quanh vùng cổ, cằm hay bả vai. Xuất hiện bất ngờ cùng với cường độ mạnh, có thể đánh thức bạn khi bạn đang ngủ, đó là một trong những dấu hiệu của bệnh đột quỵ ở phụ nữ.
Nhận biết các dấu hiệu của cơn đau tim và tìm hiểu các biện pháp để phòng tránh nguy cơ đột quỵ cách bảo vệ sức khỏe đơn giản và hữu hiệu mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua.
Ngoài các triệu chứng phổ biến của đột quỵ, phụ nữ cũng có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm:
- Buồn nôn đột ngột và nôn mửa: Những triệu chứng này thường rất đột ngột và thường đi kèm với các triệu chứng đột quỵ thông thường khác.
-. Đau một bên của cơ thể: Thay vì tê hoặc ngứa ran người phổ biến, phụ nữ thường cảm thấy đau ở bất cứ nơi nào của cơ thể, chẳng hạn như mặt, cánh tay, hoặc chân.
- Nấc cục: Chưa biết lý do tại sao điều này xảy ra ở phụ nữ, nhưng nam giới hầu như không có triệu chứng này.
- Kiệt sức nặng: Phụ nữ thường trải qua cơn buồn ngủ đột ngột trước khi bị đột quỵ. Tuy nhiên, nếu bạn có một giấc ngủ ngắn có thể làm cho bạn bị đột quỵ vì bộ não của bạn cần phải duy trì hoạt động. Do đó, khi cơn buồn ngủ đột ngột xảy đến, bạn cần được giúp đỡ ngay lập tức.
Các phương pháp điều trị đột quỵ chỉ hiệu quả nhất một khi được chẩn đoán trong ba giờ đầu tiên của triệu chứng đầu tiên. Nhiều người không biết rằng nếu để sau 3 giờ bệnh nhân đột quỵ mới được điều trị thì không còn tác dụng nữa.
Ý kiến bạn đọc