(VnMedia) - Bệnh uốn ván thường xảy ra sau khi bị tổn thương cấp tính như các vết trầy da, các vết mổ, sau khi sảy thai hay sau khi sinh và các vết bỏng, vết rách da. Bệnh gây tử cao từ 30-95%, đặc biệt ở trẻ sơ sinh mắc phải bệnh uốn ván rốn thì nguy cơ tử vong có thể lên đến hơn 95 %.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, ngành y tế Hà Nội đang triển khai đợt tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho học sinh lớp 9, giúp tạo miễn dịch phòng bệnh nguy hiểm này.
“Các em gái sẽ là các bà mẹ trong tương lai, khi mang thai đã có kháng thể phòng uốn ván nên sẽ chỉ cần tiêm thêm 1 mũi. Với các phụ nữ chưa từng tiêm vắc xin uốn ván, khi mang thai cần tiêm hai mũi (tiêm càng sớm càng tốt) để phòng bệnh cho mẹ và trẻ sơ sinh”, ông Cảm cho biết.
Tại Hà Nội, việc tiêm vắc xin uốn ván cho các nữ sinh lớp 9 được triển khai tại 10 huyện ngoại thành, với khoảng 50.000 em được tiêm. Trong tháng 4, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất đã cùng với các trường THCS tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván cho 1.466/1.491 học sinh nữ lớp 9 (98,3%), các mũi tiêm an toàn. Trong tháng 5-6, hoạt động này tiếp tục được Trung tâm Y tế các
TS Nguyễn Văn Cường, Dự án Tiêm chủng mở rộng cho biết: “Uốn ván là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do trực khuẩn uốn ván gây ra. Tác nhân gây bệnh tồn tại lâu dài, có mặt ở khắp nơi trong đất cát, môi trường, cống rãnh... Khi vào cơ thể qua các vết thương vi khuẩn dễ dàng gây bệnh: sốt, co cứng, co giật. Đây là bệnh gây tử vong cao”.
TS Cường lưu ý, với trẻ sơ sinh, bệnh uốn ván xảy ra do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ chủ yếu qua đường rốn trong quá trình sinh đẻ, do cắt rốn hoặc chăm sóc rốn sau đẻ không đảm bảo vô trùng. Trẻ bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh có biểu hiện lâm sàng và diễn biến rất nặng, trẻ bị co cứng, co giật và đa phần trẻ bị tử vong. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em. Ngoài ra bệnh uốn ván cũng có thể xảy ra cho chính các bà mẹ trong quá trình sinh đẻ nếu cuộc đẻ không được đảm bảo vô trùng hoặc do xây xát trong sinh hoạt, lao động hàng ngày.
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, việc tiêm chủng sớm cho các em gái và tiêm đầy đủ, đúng lịch cho các bà mẹ khi mang thai giúp phòng uốn ván cho bà mẹ và tạo miễn dịch, phòng bệnh cho trẻ sơ sinh. Nhờ triển khai tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ mang thai, gần 15 năm qua, Hà Nội không ghi nhận ca uốn ván sơ sinh. Tuy nhiên, hàng năm vẫn rải rác có ca mắc uốn ván ở nhóm người lớn không thuộc diện tiêm vắc xin uốn ván trong chương trình tiêm chủng mở rộng như nam giới, phụ nữ lớn tuổi.
Từ năm 1993, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin uốn ván cho nữ tổi sinh đẻ. Trong các năm gần đây, vắc xin này được tiêm cho các em gái bắt đầu bước vào độ tuổi sinh đẻ (các em gái 15, 16 tuổi hoặc lớp 9) ở một số vùng nguy cơ cao. Trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1 triệu em gái được tiêm uốn ván. Ngoài ra, có khoảng 1,6 triệu bà mẹ mang thai được tiêm miễn phí vắc xin này hàng năm. Tất cả các mũi tiêm đều được thực hiện an toàn. Việc tiêm ngừa này góp phần quan trọng trong việc phòng uốn ván cho các bà mẹ và loại trừ uốn ván cho trẻ sơ sinh.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván
Lúc đầu bệnh nhân chỉ bị đau cổ , vai , lưng và khó nuốt , mệt mỏi
Sau một thời gian người bệnh bị cứng bụng , các cơ ở gốc chi bị cứng lại và cơ mặt của người bệnh cũng bị co cứng tạo ra vẻ mặt nhăn nhó hay cười nhăn hoặc cười khẩy , lưng người bệnh cong cứng lại , ưỡn ngực ra sau như một chiếc đòn gánh vậy.phong-benh-uon-van-nhu-the-nao-10Một số trường hợp bệnh nhân bị xanh tím mặt mày , khó thở đôi khi còn ngừng thở kèm theo đó là xuất hiện các cơn co cứng toàn thân liên tục với cường độ mạnh
Làm gì khi bị tổn thương da do dị vật để phòng bệnh uốn ván?
Khi bị tai nạn trong sinh hoạt, lao động, hoạt động thể thao … để lại vết thương hở, da thịt bị trầy xước, dập nát thì ngay lập tức phải xử lý sạch vết thương, giải phóng hết dị vật trong vết thương, cắt lọc hết phần dập nát rồi rửa sạch bằng dung dịch sát trùng… sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.
Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử… Do bệnh nhiễm trùng uốn ván không tạo ra miễn dịch vì vậy những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên và cần phải tiêm chủng sau khi đã điều trị khỏi bệnh.
Ý kiến bạn đọc