Say nắng, say nóng: Bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng

13:41, 21/04/2015
|

(VnMedia) - ThS. BS. Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh lý thân nhiệt là loại bệnh lý có thể phòng ngừa được trên thế giới, đặc biệt những vùng có nhiệt độ cao. Hai bệnh lý thân nhiệt chính, sốc nhiệt (say nắng) và lả nhiệt (say nóng).

- Lả nhiệt hay say nóng: là bệnh lý nhiệt hay gặp nhất do suy chức năng kiểm soát nhiệt từ nhẹ tới vừa thường kèm theo tăng nhiệt độ không khí và/hoặc kèm theo gắng sức thể lực dẫn tới mất muối và nước. Có thể diễn biến thành sốc nhiệt

- Sốc nhiệt hay say nắng: là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh, và tình trạng bí mồ hôi.

  Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Triệu chứng lâm sàng

Say nóng

- Triệu chứng thường ko điển hình, đôi khi kín đáo lúc khởi phát, những triệu chứng này giống nhiễm virus
- Mệt mỏi, yếu cơ, suy nhược
- Nôn và buôn nôn
- Đau đầu và đau cơ
- Hoa mắt
- Đau cơ và chuột rút
- Kích thích
- Thường nhiệt độ trên 37 độ, dưới 40 độ

Say nắng

- Có những triệu chứng của say nóng
- Triệu chứng kinh điển là tăng thân nhiệt độ 40 độ và suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp.
- Triệu chứng có thể kín đáo gồm giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật
- Bệnh nhân có thể vã mồ hôi, mặc dù ko ra mồ hôi là triệu chứng kinh điển nhưng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn.


Nguyên nhân

- Những người có bệnh tim, bệnh da, bỏng rộng, mất nước nặng, rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh, Mê sảng, Sốt... dễ bị say nắng, say nóng.
- Tập luyện và lao động trong môi trường nóng
- Không có điều hoà hoặc thông khí
- Mặc quần áo không phù hợp ( quá dầy, bí, ko thấm nước)
- Thiếu sự thích nghi với khí hậu
- Không uống nước, môi trường nóng
- Dùng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: Chẹn beta, kháng cholinergic, lợi tiểu, Ethanol, Kháng histamine

Một số yếu tố nguy cơ:

- Trẻ hay tuổi già. Khả năng đối phó với nhiệt độ phụ thuộc của sức sống của hệ thống thần kinh trung ương. Rất trẻ, hệ thống thần kinh trung ương không phát triển đầy đủ, và ở người lớn trên 65, hệ thống thần kinh trung ương bắt đầu xấu đi, làm cho cơ thể ít có khả năng đối phó với thay đổi nhiệt độ cơ thể.  

- Di truyền: Các nhà nghiên cứu tin rằng gen có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cơ thể sẽ phản ứng trong điều kiện cực kỳ nóng.
- Béo phì
- Thiếu muối nước
- Sống một mình

Xử trí khi bị say nắng hoặc say nóng

- Giảm thân nhiệt nhiệt cho bệnh nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.


- Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho bệnh nhân.


Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

 

Biến chứng

Say nắng có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan trừ tuỵ
- Tim mạch: Nhịp nhanh xoang, tụt huyết áp, tăng men tim, thủng cơ tim
- Phổi: Phù phổi, sặc, kiềm hô hấp..
- Thận: Tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp
- Điện giải: Hạ kali máu, tăng kali máu, hạ calci máu, tăng natri máu, hạ đường huyết, tăng uric máu
- Huyết học: Rối loạn đông máu,
- Thần kinh: liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn
- Gan: Vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan

Biện pháp phòng tránh

- Mặc quần áo thoáng, dễ bay hơi nước: Mặc quần áo quá mức hoặc quần áo chặt chẽ sẽ không cho phép cơ thể làm mát bằng cách cho phép mồ hôi bay hơi.
- Hạn chế làm việc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời .
- Uống đủ nước và điện giải
- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng
- Hãy thận trọng với loại thuốc nhất định. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể giữ nước.

- Tránh các hoạt động vất vả ở nhiệt độ cao. Tốt nhất không nên tập thể dục hoặc làm bất kỳ hoạt động vất vả trong thời tiết nóng, nhưng nếu phải, theo các biện pháp phòng ngừa và phần còn lại thường xuyên ở một nơi mát mẻ. Cố gắng lên lịch tập thể dục, lao động thể chất cho các bộ phận làm mát trong ngày, chẳng hạn như buổi sáng sớm hoặc buổi tối.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc