Ngủ nhiều gây nhiều bệnh nguy hiểm

06:36, 17/04/2015
|

(VnMedia) - Ths. BS Đinh Hữu Uân, Phòng khám chuyên khoa tâm thần,  Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, giấc ngủ quá dài vào ban ngày hoặc ban đêm có liên quan với một rối loạn gọi là chứng ngủ rũ.

Thay vì chỉ cảm thấy mệt mỏi đơn thuần, những người bị chứng ngủ rũ thường gà gật suốt ngày, đặc biệt là vào những thời điểm chẳng mấy thích hợp (như khi đang làm việc hoặc thậm chí là đang họp). Người bệnh có thể ngủ từ 12 đến 18 tiếng một ngày.

Thời gian ngủ cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng phụ thuộc vào lối sống, tính chất công việc và độ tuổi của bạn. Trong những giai đoạn căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo người trưởng thành không nên ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ngày và phải ngủ tối thiểu 7 giờ/ngày.

Ảnh minh họa

Ngủ nhiều gây nhiều bệnh nguy hiểm.

Tác hại nguy hiểm khi ngủ quá nhiều

Thừa cân, béo phì: Ngủ nhiều khiến cho năng lượng và các chất dinh dưỡng ấy sẽ tích tụ thành lượng mỡ thừa trong cơ thể ngày một nhiều gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch : Ngủ nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của tim và hệ tuần hoàn dần dần gây ra các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch,…

Tăng nguy cơ từ vong: Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những người ngủ bình quân dưới 4 tiếng/ngày hoặc trên 10 tiếng/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao vì nó gây ra những rối loạn về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, là nguồn gốc phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm và suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng

Gây ra các bệnh về hệ hô hấp:
Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột ngạt, chứa nhiều vi khuẩn, khí CO2, chính vì thế khi bạn ngủ nướng vào buổi sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho,…

Gây rối loạn tiêu hóa: Qua một đêm dài, dạ dày bạn trống rỗng nhưng hoạt động của dạ dày vẫn diễn ra, vẫn tiết dịch vị, vẫn co bóp từ đó khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả và gây nên các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày,…
 
Suy giảm trí nhớ: Một giấc ngủ dài khiến não tiêu hao khá nhiều o xy khiến tổ chức não tạm thời “thiếu dinh dưỡng” đồng thời cơ thể sẽ bị mất khả năng cân bằng hormone. Chính vì vậy khi bạn tỉnh dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, nặng đầu, mơ màng, thiếu sức sống, lười hoạt động, khó tập trung, làm việc không hiệu quả và tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, rất nguy hiểm.

Gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể:  K hi bạn ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ thì các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ dần dần đi vào nhịp hoạt động ổn định, hiệu quả và điều độ. Nhưng việc bạn ngủ nhiều sẽ làm cho các hệ cơ quan trong cơ thể bắt đầu “loạn nhịp”, hoạt động kém hiệu quả so với chức năng của nó và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài của bạn đấy nhé.

Chán ăn: Đáng lẽ bạn sẽ thức dậy vào lúc 7 giờ sáng và nạp năng lượng bằng một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất thì đằng này bạn lại ngủ quên cả ăn sáng, đến khi thức dậy thì đã quá giờ ăn kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đâu dầu khiến bạn có cảm giác chán ăn và tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn quên hẳn bữa ăn sáng – một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày luôn đấy nhé.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiều đường : Người ngủ không đủ 6 tiếng/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp hai lần. Còn nếu thời gian ngủ quá 8 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn ba lần.

Lười vận động: Việc bạn ngủ dậy quá muộn vào buổi sáng khiến cho cơ bắp không được thư giãn, lưu thông máu, chân tay bạn cũng vì thế bị tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu chính vì thế sẽ khiến bạn lười hoạt động, cả ngày cứ ở trong trạng thái mệt mỏi như thế. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể đặc biệt là sự phát triển hệ xương và hệ cơ của trẻ em.


Quỹ Giấc ngủ Quốc gia khuyến cáo số giờ ngủ tối ưu mỗi ngày đối với các nhóm tuổi như sau:

- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 4-11 tháng: 12-15 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 1-2 tuổi 11-14 giờ mỗi ngày.
- Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) 10-13 giờ mỗi ngày.
- Trẻ tiểu học (6-13): 9-11 giờ mỗi ngày.
- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ mỗi ngày.
- Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày.
- Người trưởng thành (26-64 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày.
- Người già (trên 65 tuổi): 7-8 giờ mỗi ngày.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc