(VnMedia) - Hiện bệnh đái tháo đường chiếm 5,4% dân số ở người trưởng thành; 9,9% người từ 60 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường và có đến 64% số người mắc bệnh đái tháo đường chưa được phát hiện.
Đó là thông tin PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết tại hội thảo Quản lý Bệnh đái tháo đường dưới góc nhìn kinh tế-y tế do Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức.
Đây là con số đáng báo động đối với một quốc gia có 90 triệu dân như Việt Nam. Trong điều kiện nguồn lực cho y tế còn hạn chế, số bệnh nhân ngày càng gia tăng càng đỏi hòi ngành y tế phải thực hiện tốt công tác dự phòng và phát hiện sớm nhằm giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng khẳng định, mạng lưới y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng và phát hiện sớm bệnh nhân đái tháo đường. Hiện nay, cả nước có 645 bệnh viện huyện; 30.000 phòng khám tư nhân; 80 phòng khám bác sỹ gia đình; 10.500 trạm y tế. Các cơ sở này phải thực hiện tốt công tác chăm sóc và quản lý bệnh nhân đái tháo đường ở cộng đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị, quy trình thực hành chăm sóc, danh mục thuốc thiết yếu… đối với bệnh đái tháo đường. Điều quan trọng là các cán bộ y tế thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cho người bệnh.
GS.TS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực có tỷ lệ tử vong do đái tháo đường tăng hơn mức tăng trung bình của toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do có đến 70% người dân không hiểu biết các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và cách phòng bệnh như ít vận động thể lực, hút thuốc lá, sử dụng chất cồn, thức ăn nhanh; béo phì gia tăng.
Ngoài ra, khi mắc bệnh đái tháo đường người bệnh dễ mắc bệnh tim mạch gấp 2 đến 4 lần so với người không bị mắc. Người bệnh đái tháo đường cũng dễ mắc các biến chứng của bệnh võng mạc, loét bàn chân, béo phì, bệnh thần kinh, bệnh mạch vành…
Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, mỗi người dân cần tìm hiểu nâng cao nhận thức, cũng như cập nhật kiến thức để có thể tự phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Hơn nữa, mỗi người cần có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Ảnh minh họa. |
Dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường
Khát nước, tiểu nhiều: Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Nhanh đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, có thể giảm cân. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ bắp và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose trong nước tiểu.
Mệt mỏi. Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
Mờ mắt. Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.
Vết thương khó lành: Tuýp 2 bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng để chữa lành và chống nhiễm trùng.
Da tối: Một số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có bản vá lỗi, da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan - thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là nigricans acanthosis, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin.
Ý kiến bạn đọc