Khi nào cần cấp cứu ngay đối với người mắc bệnh tim?

06:40, 10/03/2015
|

(VnMedia)  - Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người.

Biểu hiện của bệnh tim mạch:
 

- Huyết áp cao: Huyết áp cao xuất hiện khi máu được đẩy đi trong mạch máu với áp suất cao. Khi huyết áp lên cao, thành mạch trở nên yếu và có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ hay cơn đau tim.

 - Đột quỵ: Đột quỵ khi một động mạch, cơ quan mang máu và ô-xy đến một phần nào đấy của tim bị chặn lại. Không có ô-xy, phần cơ này của tim không hoạt động và sẽ có cảm giác đau ở ngực.

- Suy tim: Tim khoẻ mạnh sẽ bơm máu đến khắp cơ thể. Một quả tim yếu sẽ không đủ khả năng làm việc bơm máu này một cách hiệu quả. Khi tim không bơm đủ máu, sẽ bị suy tim.

 - Bệnh động mạch vành: Nếu động mạch bị nghẽn và dòng máu đưa vào tìm bị hạn chế, có thể gây ra cơn đau tim đột qụy, bệnh động mạch vành cũng có thể gây ra cơn đau ngực (chứng đau thắt ngực).

 - Xơ vữa động mạch: Khi các mạch máu bị tắc bởi sự tích tụ cholesterol, chất béo và can-xi (còn được biết đến như là những mảng bám), đây chính là điều kiện dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Những mảng bám tạo thành trên thành của mạch máu, mạch máu trở nên kém mềm dẻo, và sự lưu thông trong mạch máu cũng kém hơn, làm dòng máu khó chảy qua. Đột quỵ hay cơn đau tim có thể xuất hiện nếu sự tích tụ mảng bám trở nên dày và mạch máu bị tắc nghẽn nên dòng máu không thể chảy qua được.

Ảnh minh họa

 

Bệnh tim có nguy cơ tử vong cao. Ảnh minh họa.

Khi nào cần phải cấp cứu đối với người mắc bệnh tim?

- Đau thắt ngực: Khi bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim.

Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

- Dấu hiệu ngừng tuần hoàn: Người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ. Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay.

Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

- Các dấu hiệu đột quỵ như đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

- Khó thở: người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

- Đau đột ngột chân hoặc tay: Người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc