(VnMedia) - Chiều 19/3, tại Hà Nội, Công Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Câu chuyện vắc xin – Khi nào hết nóng”. Cuộc tọa đàm góp phần cung cấp thông tin chính thống về tình trạng thiếu vắc xin tiêm ngừa cho trẻ em tại các điểm dịch vụ trên cả nước, đặc biệt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; giải đáp những thắc mắc về vắc xin dịch vụ và miễn phí, giải pháp khắc phục và định hướng chiến lược dài hạn cho vấn đề tiêm chủng hiện nay.
Vắcxin đắt tiền tốt hơn vắcxin miễn phí?
Với tâm lý cho rằng vắc xin miễn phí, rẻ tiền tiêm ở trạm y tế không thể tốt bằng vắcxin dịch vụ tự trả tiền, nhiều gia đình sẵn sàng bỏ tiền túi để con được tiêm. Theo các chuyên gia, đây là quan niệm sai lầm.
Theo Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, việc cha mẹ có tâm lý cố chờ vắc xin dịch vụ mà không tiêm loại miễn phí có nhiều lý do. Nhiều ý kiến cho rằng vắc xin tiêm chủng mở rộng (TCMR) không tốt bằng loại tiêm dịch vụ. “Tôi cho rằng chúng ta cần thay đổi quan điểm này. Từ trước đến nay, chúng ta đạt được thành tựu về tiêm chủng là do tiêm chủng mở rộng”, ông Phu nói.
Ông Trần Đắc Phu khẳng định, tất cả các điểm tiêm chủng dù là dịch vụ hay mở rộng đều phải đảm bảo điều kiện y tế. Tất cả các loại vắc xin đều có phản ứng sau tiêm nhất định, miễn là khi lưu hành tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.
Hiện có 20 loại vắc xin dịch vụ thì chỉ thiếu 2 loại là Infarix Hexa (6 trong 1) và Pentaxim (5 trong 1). Loại tương ứng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Theo ông, sự khác biệt là ở chỗ tỷ lệ gặp phản ứng phụ nhẹ (sốt dưới 38,5 độ C; sưng đau tại chỗ tiêm) của loại vắc xin tiêm dịch vụ ít hơn loại tiêm chủng mở rộng. Lý do là vì vắc xin dịch vụ có sử dụng thành phần ho gà vô bào - tinh chất hơn, trong khi Quinvaxem là toàn tế bào (trước kia là vắc xin DPT). Chính điều này gây nên tâm lý lo ngại của các bậc cha mẹ, trong khi tỷ lệ phản ứng nặng của hai loại là giống nhau. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả, đáp ứng miễn dịch thì vắc xin tiêm chủng mở rộng với thành phần ho gà toàn tế bào tốt hơn. Hiện nay các nước sử dụng thành phần ho gà vô bào phải khuyến cáo tiêm nhắc lại.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Cường - Phó trưởng ban chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nhấn mạnh, suy nghĩ vắc xin đắt tiền tốt hơn vắc xin TCMR là sai. Vắc xin dịch vụ phải trả tiền cao hơn nhiều là bởi vì khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin dịch vụ, người dân phải trả tiền cho một mũi nên đắt, còn vắc xin trong chương trình TCMR, chúng ta mua vài triệu liều. Do vậy nếu so sánh việc mua một liều với mua vài triệu liều, đương nhiên việc mua vài triệu liều sẽ rẻ hơn, điều đó rất dễ hiểu. Vắc xin TCMR không phải tự nhiên miễn phí, Nhà nước phải trả tiền để mua, tổ chức quốc tế hỗ trợ.
Qua thống kê, trẻ được tiêm phòng dưới hình thức dịch vụ không lớn, hàng năm chiếm 8-10%. Phần lớn trẻ đang tham gia tiêm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng - khoảng 1,5 triệu trẻ mỗi năm. Nguyên nhân chính thiếu 2 loại vắc xin dịch vụ là do nhà sản xuất không đáp ứng đủ. Số lượng vắcxin dịch vụ chiếm ít, không đặt hàng có tính chất quy mô như vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng mà điều tiết theo cơ chế thị trường, không được sự quan tâm của nhà sản xuất.
“Tất cả các vắcxin đều an toàn, hiệu quả, lựa chọn như thế nào là quyền của các bà mẹ. Chúng tôi chỉ khuyến cáo, cha mẹ không nên chờ đợi mà nên tiêm cho con đủ mũi, đúng lịch. Vắc xin Quinvaxem cũng có mặt tốt của nó, đừng vì sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm mà coi nhẹ nó”, Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Chất lượng của vắcxin Việt
Trước băn khoăn về chất lượng của vắc xin Việt Nam và vắc xin trên thế giới, Giám đốc Công ty vắc xin và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế cho biết, vắc xin của các nhà sản xuất trong nước cung cấp cho chương trình TCMR, đầu tiên phải khẳng định là từ nhiều năm nay, Việt Nam đã tự chủ và cung cấp được vắc xin cho TCMR. Điển hình là các nhà sản xuất Việt Nam đã sản xuất được vắc xin bại liệt từ những năm 1960 và đến năm 2000 đã thanh toán được bệnh bại liệt tại Việt Nam bằng chính vắc xin của Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng việc tự chủ được vắc xin trong nước đã góp phần phòng chống được dịch bệnh tại Việt
Về mặt chất lượng, công nghệ, tôi khẳng định rằng, những công nghệ của các nhà sản xuất vắc xin Việt Nam hiện nay là những công nghệ trên thế giới cũng đang sử dụng để sản xuất vắc xin, chứ không phải công nghệ lạc hậu hay cổ điển gì. Các vắc xin đó nếu muốn sản xuất tại Việt
Thứ hai, để vắcxin sử dụng được cho một cộng đồng lớn, đòi hỏi phải có nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng ở người trong nhóm nhỏ, nhóm lớn, cuối cùng mới sử dụng cho cộng đồng lớn.
Sau khi vắc xin được sử dụng ra, cần phải có theo dõi sau khi cấp phép. Chất lượng vắc xin Việt Nam trong nhiều năm vừa qua, chúng tôi cũng thấy rằng, thứ nhất là tính an toàn của vắc xin là tốt, thứ 2 là hiệu quả bảo vệ với trẻ em Việt Nam là rất tốt. Nhiều dịch bệnh nhờ có vắc xin của Việt Nam mà đã khống chế được như uốn ván,viêm não Nhật Bản, viêm gan B, chính là vắc xin của Việt Nam sử dụng trong nhiều năm qua và đã hạn chế được dịch bệnh rất nhiều.
Việt
Ông Kohei Toda chuyên gia về tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định việc sản xuất vắc xin trong nước rất quan trọng nó không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn quyết định đến an ninh y tế toàn cầu. Trước đây, trên thế giới có 66 nước sản xuất vắc xin (1990) nhưng đến nay chỉ còn 44 nước sản xuất trong đó có Việt Nam. Việc sản xuất được vắc xin đã giúp Việt
Ông Đỗ Tuấn Đạt, Giámđốc Công ty vắc xin và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế cũng chia sẻ thêm hiện nay một số loại vắc xin như viêm não Nhật Bản của công ty đã xuất khẩu qua các nước đang phát triển. Sắp tới, công ty sẽ phối hợp với các nhà sản xuất khác sản xuất vắc xin tổng hợp. Dự kiến, năm 2020, Việt
Ông Phu cũng nhấn mạnh, việc chủ động sản xuất vắc xin sẽ giúp Việt
Khuyến khích tiêm chủng mở rộng
The ông Phu, việc thiếu vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 trong thời gian qua chỉ mang tính tạm thời và nhỏ lẻ vì 2 loại vắc xin này chiếm thị phần rất ít và chỉ được sử dụng tại một số nơi ở Hà Nội và TPHCM. Trong khi đó, hơn 90% trẻ em trên cả nước trong những năm qua vẫn được tiêm chủng vắc xin Quinvaxem qua chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR)
Ông Nguyễn Văn Cường cho hay, trong khi vắc xin tổng hợp của tiêm chủng dịch vụ thiếu thì loại vắc xin được dùng trong TCMR luôn đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu tiêm chủng của người dân. Cũng theo ông Cường, nếu tiêm chủng dịch vụ chỉ có một vài điểm thì chương trình TCMR có tới hơn 11.000 điểm tiêm chủng trên cả nước. Hoạt động này diễn ra bình thường, liên tục với nguồn vắc xin ổn định.
Ý kiến bạn đọc