Những điều nên "kiêng" khi uống rượu bia

07:55, 22/02/2015
|

(VnMedia) - Rượu, bia là điều không thể tránh khỏi trong những ngày Tết. Vì vậy, khi uống rượu bia bạn nên chú một số điều sau để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc gia đình trong dịp Tết.

Không uống quá nhiều rượu : Uống rượu quá nhiều, độ cồn trong rượu sẽ làm cho biểu bì não ở trong trạng thái tê liệt hoặc quá phấn khích, lúc đó sẽ mất đi kiểm soát ý thức. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe nên uống rượu bia theo sức khỏe của mình với một lượng vừa phải

Không uống rượu khi đói: Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn uống khi dạ dày trống rỗng, niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích dễ phát sinh tổn thương làm cho dạ dày đau đớn, thậm chí có hiện tượng nôn mửa, chảy máu, lâu ngày dẫn tới viêm dạ dày cấp tính.

Không uống rượu bia cùng nhau : Khi đã uống rượu thì bạn không nên uống bia cùng để tránh phần lớn cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu sẽ rất hại dạ dày và làm bạn dễ bị say, đau đầu. Do đó, khi uống rượu bia cùng một lúc sẽ làm cho lượng cồn thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh. Việc này sẽ ảnh hưởng tới việc tạo men tiêu hóa, làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày, viêm dạ dày, hành tá tràng cấp…

Không uống rượu với nước ngọt có ga : Khi uống rượu chung với nước có ga sẽ làm cho cồn nhanh chóng lan tỏa khắp toàn thân, gây hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, giảm bớt vị toan bài tiết ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày đường ruột nếu sau khi uống rượu uống nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu. Nước có ga cũng khiến cồn nhanh chóng thẩm thấu vào hệ thần kinh trung ương, gây tăng huyết áp nhanh.

Không hút thuốc khi uống rượu : Khi uống rượu mạch máu giãn nở, đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể; còn chất nicotin trong thuốc lá lại dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, khi uống rượu mà hút thuốc sẽ đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất nicotin trong cơ thể. Ngoài ra, do tác dụng độc tố của cồn có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan đối với chất nicotin.

Không uống trà, cà phê sau khi uống rượu: Thành phần chủ yếu của cà phê là cafein, nếu bạn uống vừa phải sẽ có tác dụng giúp cơ thể hưng phấn, nâng cao tinh thần và có lợi cho dạ dày. Nhưng nếu uống quá nhiều thì có thể bị trúng độc, nhất là sau khi uống rượu bởi cà phê có thể làm cho cồn rượu gây nguy hại cho cơ thể, đặc biệt là đại não, tăng thêm gánh nặng cho tim.

Trà có tác dụng giải rượu, nhưng nó lại gây ra các tác hại khác cho tim mạch và thận vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Với rượu, tim đã phải làm việc tăng lên, nay lại thêm trà vào tim lại phải hoạt động mạnh nữa, dẫn đến hưng phấn quá mức. Uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc quá mức để đào thải các chất kích thích. Việc đào thải đó không kịp sẽ dẫn đến việc ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa acid uric, gây bệnh sỏi thận.

Không uống thuốc sau khi uống rượu : Sau khi uống rượu, cồn bắt đầu gây tác dụng hưng phấn ngắn đối với hệ thống thần kinh, sau đó chuyển thành ức chế. Nếu trong lúc này uống thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc các loại thuốc chống dị ứng có tác dụng an thần và cả thuốc cảm hàm chứa các thành phần trên, sẽ làm cho huyết áp hạ thấp, tim đập chậm, hô hấp khó, thậm chí gây tử vong. Ngoài ra, sau khi uống rượu, mà uống các thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… đều dễ làm cho dạ dày xuất huyết, thậm chí thủng dạ dày. ..

Không nên tắm sau khi uống rượu: Bạn cũng không nên tắm sau khi uống rượu vì lúc này hoạt động của gan bị ức chế khiến lượng đường vào máu ít đi, tim đập nhanh và quá trình trao đổi chất gia tăng, đường huyết giảm đột ngột, thân nhiệt cũng hạ nhanh, rất nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, sau khi uống rượu phải nghỉ ngơi cho đến khi giã rượu, nhịp tim trở lại bình thường mới tắm.

Không nên “yêu” sau khi uống rượu : Nhiều người nghĩ rằng, uống rượu sẽ làm tăng thêm sự ham muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, rượu không những không làm tăng thêm độ ham muốn mà ngược lại còn làm giảm chất kích tố, làm cho tính dục và năng lực của nam giới giảm đi rõ rệt.
 

Ảnh minh họa

 


Thần dược” giúp giải rượu

Cà chua: Cà chua: Cà chua cũng giải ngộ độc và say rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các chất nguyên tố cali, canxi, natri.... Cách đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín, sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể các nguyên tố nói trên.

Gừng tươi: Một cốc nước gừng nóng sẽ có tác dụng giải rượu tức thì. Gừng có tác dụng chống say, làm cho mạch máu lưu thông từ đó làm giảm nồng độ còn nhanh trong máu. Có thể đun hoặc hãm 50g gừng lát mỏng để uống. Để tăng thêm hiệu quả có thể cho thêm vào một chút mật ong để cơ thể hấp thụ nhanh hơn giúp giải rượu tốt hơn.

Nước chanh, nước quất: Quất và chanh có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Với việc pha một cốc nước chanh hay quất thật là đơn giản nhưng công dụng của nó đối với việc giải rượu thì chắc hẳn ai cũng biết vị chua của chanh sẽ giúp người say rượu tỉnh táo và dễ chịu hơn. Chỉ cần pha với ít đường và thêm vào đó vài hạt muối sẽ làm cốc nước chanh đậm đà hơn.

Sinh tố trái cây: Sau khi say rượu bạn nên uống sinh tố trái cây, đẻ vừa giải rượu lại giải độc tố , bởi lúc này cơ thể rất cần bù nước, cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là thức ăn mát gan giải độc, dễ tiêu, giàu vitamin, khoáng chất...

Cả hai loại này đều có đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn. Nếu uống vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy tỉnh táo và đỡ khát nước. Đặc biệt trong cam có chứa axit giúp bạn giải rượu rất hiệu quả.

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Nước lọc: Cách đơn giản nhất để giải bia, rượu là uống nhiều nước vì nước sẽ giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, cần chú ý là không lựa chọn các loại nước giải khát hay nước tăng lực thông thường.Đặc biệt là các loại nước có gas, bởi loại nước này có thể cho ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ rượu làm tăng nguy cơ ngộ độc.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc