Ngộ độc rượu gia tăng những ngày giáp Tết

15:43, 12/02/2015
|

(VnMedia) - Ngày 11/2, theo tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, số ca nhập viện do ngộ độc rượu hiện đang gia tăng. Ngoài các biến chứng như khó thở, suy hô hấp, hạ đường huyết, tiêu cơ vân, suy thận, nhiều bệnh nhân còn bị viêm tụy cấp. Ước có đến 70% các trường hợp viêm tụy cấp là do sử dụng rượu.

Thực tế, không ít trường hợp ngộ độc rượu không được xử trí kịp thời đã dẫn đến những biến chứng hôn mê sâu, thậm chí tử vong...

Theo các chuyên gia, rượu giả thường được làm bằng các loại côn công nghiệp không rõ nguồn gốc hoặc có pha phẩm màu công nghiệp. Đặc biệt, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân bị ngộ độc do rượu pha methanol xuất hiện nhiều. Đáng lo ngại, ngộ độc methanol là một dạng ngộ độc rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Ngộ độc rượu là một nghiêm trọng và đôi khi gây chết người - hậu quả của lượng rượu tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Dấu hiệu ngộ độc rượu

- Lẫn lộn, trạng thái kinh ngạc.
- Ói mửa.
- Động kinh.
- Thở chậm (ít hơn tám hơi thở một phút).
- Không thường xuyên hít thở.
- Da xanh.
- Thân nhiệt thấp.
- Bất tỉnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Cách sơ cứu và cấp cứu khi bị ngộ độc rượu

  Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má.
- Cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc.
- Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa).
- Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
- Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Các bác sỹ khuyến cáo: Để phòng ngộ độc rượu, khi uống thì nên chọn loại rượu có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ uống ít (khoảng 30ml). Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và thức ăn khác nhằm tránh tình trạng cảm lạnh do đói, rét.

Phòng tránh ngộ độc do rượu

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, ngộ độc rượu có hệ luỵ lâu dài nhất của người thường xuyên uống nhiều rượu là sẽ phải đối mặt với các nguy cơ ngộ độc, mắc bệnh xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ... Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để uống rượu có ích, an toàn, không nên uống quá 30ml/ngày đối với rượu mạnh và 700ml/ngày đối với bia...

Ðể phòng, tránh ngộ độc rượu, đặc biệt trong những ngày Tết, chỉ nên mua và sử dụng các loại rượu đóng chai có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng rượu bia trong những ngày lễ Tết, nhất là đối với người bệnh mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp...


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc