(VnMedia) - Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc tại buổi tọa đàm trực tuyến “Giảm tải bệnh viện - Cam kết vì người bệnh” tổ chức ngày 6/2.
Mới đây, 14 bệnh viện đã ký cam kết chấm dứt tình trạng bệnh nhân nằm ghép, đảm bảo 1 bệnh nhân/giường bệnh, chậm nhất sau 48h nhập viện. Đây thực sự là tín hiệu tốt cho nhiều người bệnh, minh chứng rõ nhất cho việc thực hiện giảm bớt tình trạng quá tải hiện nay.
Cam kết không nằm ghép: Không chỉ nói suông
Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Giảm tải bệnh viện - Cam kết vì người bệnh”, ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thẳng thắn nhấn mạnh rằng: “Tôi ủng hộ cam kết của các bệnh viện và của Bộ Y tế. Nhân dịp này chúng tôi đề nghị, khi các bệnh viện đã cam kết giảm tải, không nằm quá tải thì Bộ Y tế phải ủng hộ bằng các biện pháp thiết thực, chứ không chỉ nói suông.”
Để công tác giảm tải thực sự có hiệu quả, theo ông Nguyễn Văn Tiên, ngành y tế phải cam kết cụ thể chứ không chỉ nói chung chung rằng sẽ thu hẹp phòng hành chính, mở rộng phòng khám, phòng điều trị để giảm tải mà phải có chỉ tiêu cụ thể, có thể định lượng được.
“Theo tôi, điều quan trọng nhất Bộ Y tế cần làm thế nào để quy định để cấp huyện, xã cấp được các thuốc mà trước kia chỉ có bệnh viện Trung ương được cấp. Chẳng hạn như để tránh tình trạng bệnh nhân "rồng rắn" lên Trung ương xếp hàng khám chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lĩnh thuốc hàng tháng, thì bây giờ có lẽ chỉ nên để họ khám 1-2 lần/năm. Lần đầu tiên khám để kiểm tra, sau đó, suốt 10 tháng lĩnh thuốc ở huyện, xã,sau đó cuối năm thì lên kiểm tra lại, như vậy có thể giảm tải rất lớn." -ông Tiên chia sẻ.
Đồng tình với ông Nguyễn Văn Tiên, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết, đối với 1 số thuốc Bộ cũng đã ban hành Thông tư 31, trong đó mở rộng tuyến sử dụng các thuốc, như tuyến huyện, tram y tế xã cũng được mở rộng khá nhiều. Tuy nhiên, có một số thuốc không thể mở rộng được tới tuyến huyện, tuyến xã, như thuốc tim mạch và một số loại thuốc khác nữa, phải có trình độ chuyên môn khá sâu thì mới có thể thực hiện được ở tuyến tỉnh và Tuyến trung ương.
Còn vấn đề một số bệnh mà khám chữa bệnh bảo hiểm mà đỡ vất vả cho bệnh nhân, đối với một số bệnh mãn tính, hiện nay Bộ Y tế đã ban hành thông tư hướng dẫn những bệnh mãn tính nào có quyền được lên cơ sở khám chữa bệnh mà không thông qua chuyển tuyến và đượctheo dõi hàng tháng. Hiện Bộ Y tế đã ban hành, do vậy đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế điều trị ở các tuyến mà không phải thủ tục phức tạp chuyển tuyến hay các thủ tục khác.
Tọa đàm trực tuyến “Giảm tải bệnh viện - Cam kết vì người bệnh” tổ chức ngày 6/2
Người dân có thể đặt niềmtin vào cam kết của các bệnh viện?
Hiện có hơn 10 bệnh viện cam kết không để bệnh nhân nằm ghép khiến dư luận còn nhiều băn. Liệu điều này có khả thi không và người dân có thể đặt niềm tin vào cam kết của các bệnh viện không?
Về vấn đề này, ông NguyễnVăn Tiên cho biết, cách đây 10 năm, một đồng chí lãnh đạo của Bộ Y tế đã hứa trước Quốc hội là sau 3-4 năm sẽ giảm tải, nhưng thực tế thì không được như vậy. Cho đến bây giờ, tình trạng quá tải vẫn còn, nhưng đã giảm, và thực tế đã có 16 bệnh viện cam kết giảm tải và theo ông, các cơ quan báo chí và người dân sẽ theo dõi những cam kết này.
Theo ông Nguyễn Văn Tiên: Trong quá trình đi giám sát ở rất nhiều tỉnh thì khá nhiều bệnh viện tỉnh đã làm được những kỹ thuật của Trung ương, cho nên bệnh nhân không về Trung ương nữa. Đấy là một điều mà thành công ngành y tế đã chuyển giao kỹ thuật cho tuyến tỉnh, chứ nếu cấp Trung ương cứ khư khư giữ những kỹ thuật ấy để thực hiện thì chúng ta không có chuyện giảm tải được. Thực ra thì các bệnh viện Trung ương và đặc biệt là Bộ Y tế rất cố gắng thúc đẩy các bệnh viện, các bác sĩ ở các bệnh viện Trung ương… phải đi cơ sở, phải truyền lại các kỹ thuật thì chúng ta mới có được những thành quả này.
“Tuy nhiên, đáng lẽ chúng ta có được những thành quả này sớm hơn, nếu như chính sách đồng bộ, các tỉnh ủng hộ.ví dụ từ chuyến giám sát ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, khi bệnh viện thực hiện các kỹ thuật xã hội hóa, mua các thiết bị về, nhưng UBND tỉnh không cho thu giá dịch vụ, bắt thu giá bảo hiểm, thì làm sao phát triển được. Hoặc nếu Hà Nội xây bệnh viện Nhi thì Bệnh viện Nhi Trung ương không quá tải. Do vậy,chính sách của chúng ta phải đồng bộ, các địa phương phải vào cuộc, đồng thời các chính sách về giá, về bảo hiểm, nếu chỉ có cam kết từ bệnh viện thì không ổn”, ông Tiên nói thêm.
Tháng 01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện (giai đoạn 2013-2020) với mục tiêu từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú; cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu trên, hiện nay nhiệm vụ “giảm tải” được Bộ Y tế xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành.
Ý kiến bạn đọc