(VnMedia) - Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 31/12/2014, số người tử vong vì đại dịch Ebola tại Tây Phi đã tăng lên tới con số gần 8.000 người .
Tổ chức Y tế thế giới hôm qua xác nhận, trong tổng số 20.206 trường hợp nhiễm virus tử thần Ebola, số người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này đã lên tới 7.905 người. Hầu hết số người thiệt mạng đều tập trung tại 3 quốc gia Tây Phi là Sierra Leone, Liberia và Guinea.
Ngoài những khu vực bị tàn phá nghiêm trọng nhất bởi đại dịch Ebola, tại Nigeria, Mali và Mỹ cũng ghi nhận một số trường hợp tử vong vì dịch bệnh tử thần này. Tại Tây Ban Nha, Anh và Senegal, mỗi nước đều có 1 trường hợp nhiễm virus Ebola nhưng hiện tại ở cả 3 nước này đều không có trường hợp nào tử vong vì căn bệnh chết người này.
Trước đó, cũng theo báo cáo được Tổ chức Y tế thế giới công bố hôm 28/12 vừa qua, trong tổng số 678 nhân viên y tế bị nhiễm Ebola, đã có 382 người tử vong vì căn bệnh này.
Ebola là một trong những virút nguy hiểm nhất đối với loài người, lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ cơ thể người nhiễm bệnh. Triệu chứng thường gặp của người nhiễm Ebola là tiêu chảy, nôn mửa, xuất huyết bên ngoài và bên trong...
Dơi có thể gây ra đại dịch Ebola
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức, loài dơi ăn sâu bọ tại một làng hẻo lánh ở Guinea có thể là vật chủ gây ra đại dịch Ebola hiện nay. Điều đáng nói là chúng có khả năng mang trong mình virus Ebola mà không bị nhiễm bệnh.
Tháng 12/2013, ca tử vong vì Ebola đầu tiên được ghi nhận là một cậu bé 2 tuổi sinh sống tại ngôi làng Meliandou (Guinea). Đây cũng là mấu chốt để các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học Robert Koch (Đức) tiến hành những nghiên cứu liên quan tới hoàn cảnh dẫn tới ca tử vong này. Sau 4 tuần tiến hành điều tra hồi tháng 4/2014, các nhà nghiên cứu phát hiện ra trẻ em trong làng hay bắt và chơi với những chú dơi không đuôi sinh sống trên cây cách sân nhà cậu bé khoảng 50m, thậm chí loài dơi này còn bị săn về để chế biến làm thức ăn. Các loài động vật hoang dã chính là vật chủ trung gian lý tưởng cho virus Ebola cư trú, điều đặc biệt là bản thân các vật chủ này không hề nhiễm bệnh dù cơ thể có mang những virus này.
Nếu khả năng trên đúng thì đây sẽ là một mối lo ngại, bởi hiện nay thông tin về loài dơi này như tập quán di cư, sinh sản, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ... đều rất ít, khiến việc xác định các nguy cơ của chúng với con người trở nên khó khăn hơn.
Tổ chức Y tế thế giới hôm qua xác nhận, trong tổng số 20.206 trường hợp nhiễm virus tử thần Ebola, số người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này đã lên tới 7.905 người. Hầu hết số người thiệt mạng đều tập trung tại 3 quốc gia Tây Phi là Sierra Leone, Liberia và Guinea.
Ngoài những khu vực bị tàn phá nghiêm trọng nhất bởi đại dịch Ebola, tại Nigeria, Mali và Mỹ cũng ghi nhận một số trường hợp tử vong vì dịch bệnh tử thần này. Tại Tây Ban Nha, Anh và Senegal, mỗi nước đều có 1 trường hợp nhiễm virus Ebola nhưng hiện tại ở cả 3 nước này đều không có trường hợp nào tử vong vì căn bệnh chết người này.
Trước đó, cũng theo báo cáo được Tổ chức Y tế thế giới công bố hôm 28/12 vừa qua, trong tổng số 678 nhân viên y tế bị nhiễm Ebola, đã có 382 người tử vong vì căn bệnh này.
Ebola là một trong những virút nguy hiểm nhất đối với loài người, lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ cơ thể người nhiễm bệnh. Triệu chứng thường gặp của người nhiễm Ebola là tiêu chảy, nôn mửa, xuất huyết bên ngoài và bên trong...
Dơi có thể gây ra đại dịch Ebola
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức, loài dơi ăn sâu bọ tại một làng hẻo lánh ở Guinea có thể là vật chủ gây ra đại dịch Ebola hiện nay. Điều đáng nói là chúng có khả năng mang trong mình virus Ebola mà không bị nhiễm bệnh.
Tháng 12/2013, ca tử vong vì Ebola đầu tiên được ghi nhận là một cậu bé 2 tuổi sinh sống tại ngôi làng Meliandou (Guinea). Đây cũng là mấu chốt để các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học Robert Koch (Đức) tiến hành những nghiên cứu liên quan tới hoàn cảnh dẫn tới ca tử vong này. Sau 4 tuần tiến hành điều tra hồi tháng 4/2014, các nhà nghiên cứu phát hiện ra trẻ em trong làng hay bắt và chơi với những chú dơi không đuôi sinh sống trên cây cách sân nhà cậu bé khoảng 50m, thậm chí loài dơi này còn bị săn về để chế biến làm thức ăn. Các loài động vật hoang dã chính là vật chủ trung gian lý tưởng cho virus Ebola cư trú, điều đặc biệt là bản thân các vật chủ này không hề nhiễm bệnh dù cơ thể có mang những virus này.
Nếu khả năng trên đúng thì đây sẽ là một mối lo ngại, bởi hiện nay thông tin về loài dơi này như tập quán di cư, sinh sản, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ... đều rất ít, khiến việc xác định các nguy cơ của chúng với con người trở nên khó khăn hơn.
Minh Hải
Ý kiến bạn đọc