(VnMedia) - Khi nói đển huyết áp cao mọi người thường nghĩ rằng bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn. Vì thế khi trẻ em có những biểu hiện như nhức đầu, buồn nôn, ù tai, đỏ bừng mặt, co giật... thì cha mẹ thường hay nghĩ đến một bệnh khác.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh béo phì, lười vận động ngày càng cao làm cho bệnh này ngày càng phát triển mạnh và là mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, huyếp áp ở trẻ này có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học,.
Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh huyết áp cao. Ảnh minh họa. |
Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh huyết áp cao
- Béo phì và thừa cân làm tăng khả năng cao huyết áp gấp 3 lần, tình trạng béo phì và thừa cân ngày càng gia tăng và kéo theo đó là nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và tiểu đường.
- Mắc các bệnh về thận.
- Bệnh hẹp động mạch thận.
- Bệnh về động mạch chủ như: Takayashu( hẹp nhiều đoạn của ĐMC).
- Xem tivi hay chơi game vi tính quá lâu sẽ có nguy cơ cao huyết áp.
Cách phòng tránh huyết áp cao ở trẻ
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ, mặn, thức ăn nhanh. Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây...
- Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ như: tập thể dục, vui chơi hoạt động ngoài trời, khuyến khích trẻ năng động. Hạn chế ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, chơi game, xem ti vi...
- Giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và muối.
- Giúp trẻ đối phó với stress: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì stress (căng thẳng) là thủ phạm làm gia tăng bệnh huyết áp cao, kể cả người lớn lẫn trẻ em.
Dấu hiệu trẻ bị huyết áp cao
- Nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, giảm thị lực, co giật, mệt mỏi, phù...
Nếu trẻ bị huyết áp cao mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như bị suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não hay bệnh não do huyết áp cao.
Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao, cha mẹ cần bình tĩnh đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Kiểm soát cao huyết áp ở trẻ em
Kiểm soát cao huyết áp ở trẻ em bằng cách tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ cẩn thận. Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát huyết áp cao ở trẻ bằng cách:
- Hạn chế thời gian chơi điện tử và xem tivi của trẻ.
- Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hàng ngày.
- Đảm bảo huyết áp của trẻ được kiểm tra thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ.
Ý kiến bạn đọc