(VnMedia) - Đó là cảnh báo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên trong văn bản Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút D.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết, viêm gan vi rút D (HDV) do vi rút viêm gan D gây ra. Vi rút viêm gan D được xem là vi rút ”không trọn vẹn”, chúng phải mượn lớp vỏ viêm gan vi rút B để có thể xâm nhập vào tế bào gan.
Viêm gan mãn tính trở thành xơ gan. Ảnh minh họa. |
Viêm gan D lây nhiễm như thế nào?
Viêm gan D gây ra hai loại nhiễm trùng: đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Đồng nhiễm là khi có người bị nhiễm viêm gan B và viêm gan D cùng một lúc. Bội nhiễm là khi ai đó đã có bệnh viêm gan B và sau đó bị nhiễm viêm gan D.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên, bệnh có đường lây truyền giống viêm gan B: đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con (hiếm gặp).
Ai có thể bị viêm gan D?
Ðây là một bệnh truyền nhiễm "có điều kiện". Bệnh chỉ nguy hiểm, cho những bệnh nhân đang hoặc sẽ bị bệnh viêm gan B. Đó là bệnh chỉ lây qua những ai chưa có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan B. Người được miễn nhiễm bệnh viêm gan B, vì thế, sẽ không phải lo lắng về bệnh viêm gan D nữa.
Triệu chứng của bệnh viêm gan D
Triệu chứng của viêm gan D lệ thuộc vào tình trạng nhiễm vi khuẩn viêm gan B của lá gan. Nếu vi khuẩn viêm gan B bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân thì vi khuẩn viêm gan D cũng sẽ “chết theo”.
Bệnh nhân có thể cùng một lúc lây cả hai bệnh viêm gan B và D (đồng nhiễm). Vì viêm gan D thường gây ra những triệu chứng tương tự như bệnh viêm gan B nên khi cơ thể bị tấn công một lúc bởi hai loại siêu vi khuẩn viêm B và D các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, và bệnh có thể kéo dài hơn.
Bệnh nhân bị nhiễm cùng một lúc viêm gan B và D sẽ có một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan B trước, rồi sau đó, khi bệnh có vẻ như đang thuyên giảm thì các triệu chứng như vàng da, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt ... bắt đầu trở lại do đợt tấn công thứ hai; lần này do siêu vi khuẩn viêm gan D. Tùy theo tuổi tác khi bị lây bệnh, những triệu chứng kể trên có thể rất rõ rệt hoặc mơ hồ.
Phòng ngừa viêm gan D
- Hiện tại chưa có vắc xin chủng ngừa viêm gan D, tuy nhiên có thể ngăn ngừa nhiễm trùng viêm gan D bằng cách tiêm phòng viêm gan B. Do đó tránh viêm gan B có thể tránh viêm gan D.
- Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng,… giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.
Ý kiến bạn đọc